Phố mùa đông
Trả lời 14 năm trước
Em tham khảo cái này nhé
[b]Câu 1: Thế nào là khái niệm, kết cấu lôgíc của khái niệm, phân tích kết cấu lôgíc của khái niệm. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên cho ví dụ và phân tích ví dụ.[/b]
Khái niệm : là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.
Kết cấu lôgíc của khái niệm:
Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên.
Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó.
Ví dụ: nội hàm của khái niệm hình chữ nhật là hình bình hành, có một góc vuông.
Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm.
Ví dụ : ngoại diên của khái niệm “Thực vật ”là tất cả thực vật đã sống , đang sống và sẽ sống trong tương lai;
Ngoại diên của màu vàng là tất cả các sự vật tồn tại thuộc tính màu vàng.
Có những khái niệm có ngoại diên rất rộng (vô hạn),cũng có những khái niệm có ngoại diên rất hẹp (hữu hạn) như “Việt nam”
Khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó. Khái niệm vó ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ với nhau, biểu thị tư tưởng thống nhất phản ánh tập hợp đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung. Nội hàm của khái niệm giống có ít dấu hiệu cơ bản hơn nội hàm của khái niệm loài phụ thuộc vào nó. Nội hàm của khái niệm giống chỉ là một phần nội hàm của khái niệm loài, nhưng ngoại diên của khái niệm giống lại bao hàm ngoại diên của khái niệm loài.
Ví dụ: nội hàm của khái niệm hình bình hành giàu hơn nội hàm khái niệm “tứ giác phẳng lồi” nhưng ngoại diên của khái niệm thứ hai bao hàm cả ngoại diên của khái niệm thứ nhất.
[b]Câu 2: Thế nào là định nghĩa 1 khái niệm, phân tích kết cấu logic của định nghĩa và chỉ ra nhũng lỗi logic thường phạm phải khi định nghĩa 1 khái niệm cho ví dụ.[/b]
Định nghĩa một khái niệm: là thao tác logic nhờ đó xác định nội hàm của khái niệm hay xác lập ý nghĩa các thuật ngữ.
Ví dụ : danh từ là từ dùng để chỉ tên sự vật , không chỉ chỉ ra dấu hiệu bản chất của danh từ mà còn phân biệt nó với các từ khác nằm trong lớp “từ”.
kết cấu logíc của định nghĩa:
Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng có hai thành phần: Khái niệm cần phát hiện nội hàm gọi là khái niệm được định nghĩa (viết tắt là Dfd- difiniendum); khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm được định nghĩa gọi là khái niệm dùng để định nghĩa.(Viết tắt là Dfn- difinience).
Các loại khái niệm
khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
+Khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế gọi là khái niệm cụ thể
ví dụ : tòa nhà hay bút chì hay cây nhài
+Khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ cảu các đối tượng gọi là khái niệm trừu tượng
ví dụ : các khái niệm tích cực, dũng cảm …
khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
+Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của các đối tượng , các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng.
ví dụ: các khái niệm có văn hóa ,văn minh
+ Khái niệm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu khẳng định ở đối tượng là khái niệm phủ định.
Ví dụ : vô văn hóa, không lịch sự..
3.khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ
+ Khái niệm quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của chúng quy định sự tồn tại của khái niệm khác
ví dụ “giáo viên”-“học sinh”
4.khái niệm chung và khái niệm đơn nhất
+ Khái niệm đơn nhất là khái niệm cso ngoại diên chỉ chứa một đối tượng duy nhất
ví dụ : “Nguyễn Ái Quốc”
quan hệ giữa các khái niệm
1.Quan hệ so sánh được và không so sánh được
Quan hệ giữa các khái niệm có chung một dấu hiệu gọi là quan hệ so sánh được
Quan hệ giữa các khái niệm không có dấu hiệu chung nào gọi là quan hệ không so sánh được.
2.Quan hệ hợp và không hợp
Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau hoàn toàn hay trùng nhau một phần gọi là khái niệm có quan hệ hợp hay các khái niệm hợp.
Thí dụ : Người lao động chí óc và nhà khoa học
Các khái niệm không có phần ngoại diên nào trùng nhau gọi là các khái niệm có quan hệ không hợp hay các khái niệm không hợp.
Các khái niệm hợp có các quan hệ: đồng nhất, bao hàm, giao nhau
a.các khái niệm đồng nhất. các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau gọi là các khái niệm đồng nhất
b.các khái niệm bao hàm . Hai khái niệm được gọi là bao hàm nhau nếu ngoại diên của khái niệm này nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm kia.
c, các khái niệm giao nhau
Hai khái niệm gọi là giao nhau nếu ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau.
Thí dụ: “học sinh” “và vận động viên”
Các khái niệm không hợp được chia thành tách rời đối lập và mâu thuẫn.
a.các khái niệm tách rời. Hai khái niệm gọi là tách rời nếu ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau.
b.Các khái niệm đối lập. Hai khái niệm gọi là đối lập nếu ngoại diên của chúng không có phần n ào trùng nhau và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung.
Ví dụ màu trắng và màu đen chỉ là hai trong số các màu
c. khái niệm mâu thuẫn .Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn nếu ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm giống chung.
Các loại và các hình thức định nghĩa khái niệm
a, định nghĩa thực tế là định nghĩa nhờ đó đối tượng được định nghĩa tách ra từ lớp các đối tượng giống nhau theo các dấu hiệu khác biệt của nó.
Định nghĩa duy danh là địng nghĩa xác định thuật ngữ biểu thị đối tượng tư tưởng.
b, định nghĩa rõ ràng và định nghĩa không rõ ràng
Định nghĩa rõ ràng là định nghĩa trong đó xác lập được quan hệ bằng nhau của Dfd và Dfn. Định nghĩa rõ ràng có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài.
+ Định nghĩa theo nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng được định nghĩa
+ Định nghĩa chỉ ra quan hệ cảu đối tượng với các mặt đối lập của nó
+ Định nghĩa là liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng ấy với đối tượng khác giống nó.
+ Nếu đặc trưng là chỉ ra đặc quan trọng nhất của đối tượng
+ So sánh là thao tác lôgic nhờ đó nêu lên được dấu hiệu của đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu tương tự với dấu hiệu đó trong đối tượng khác đã biết đặc trưng nhất .
+ Thao tác logic đưa lại định nghĩa đối tượng nhờ chỉ ra các dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng ấy gọi là phân biệt.
Định nghĩa không rõ ràng
Định nghĩa không rõ ràng là định nghĩa trong đó Dfn được thay bằng việc giải thích, bằng quy nạp, hay bằng tiền đề.
Các quy tắc định nghĩa:
+ Định nghĩa phải cân đối, tức là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa trùng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa
- vi phạm quy tắc định nghĩa sẽ dẫn tới định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp
Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa lớn hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá hẹp,
Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa nhỏ hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá rộng
+ Định nghĩa không được luẩn quẩn. Khi định nghĩa khái niệm để định nghĩa lại được giải thích qua khái niệm được định nghĩa thì gọi là định nghĩa luẩn quẩn.
+ Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
+Định nghĩa không được phủ định
[b]Câu 3: Thế nào là phân chia khái niệm , phân tích ,….
[/b]
Định nghĩa: Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia khái niệm bị phân chia thành hết thảy các thành phần phân chia.
Định nghĩa khác:Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia các khái niệm giống thành tất cả các loài
Hay cũng có thể định nghĩa phân chia một khái niệm là thao tác lôgic giúp ta phát hiện ngoại diên của khái niệm.
Có hai loại phân chia:
a. phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu. Đó là sự phân chia khái niệm giống thành các loài sao cho mỗi loài vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu ấy lại có chất lượng mới trong loài
Cơ sở phân chia có thể là dấu hiệu bản chất,bên trong hay dấu hiệu không bản chất bên ngoài
Chúng ta không được nhầm lẫn giữa phân chia và chia nhỏ đối tượng ,với chia cái toàn thể thành cái bộ phận
Thí dụ: năm “Khái niệm doanh nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân và liên doanh”
b. phân đôi khái niệm
thao tác lôgic chia khái niệm bị chia thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau gọi là phân đôi một khái niệm
Phân đôi khái niệm luôn luôn là cân đối và được tiến hành theo một cơ sở nhất định. Nhưng nó chỉ giúp hiểu khái niệm khẳng định và sau khi thực hiện một số bước có thể trở lại khái niệm ban đầu.
Các quy tắc phân chia một khái niệm
+ phân chia phải cân đối có nghĩa là tổng ngoại diên của các thành phần chia bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Nếu phạm quy tắc này sẽ dẫn đến sai lầm
- chia thiếu thành phần tức là ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
- Phân chia thừa thành phần, khi ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia
+Phân chia phải theo một cơ sở nhất định. Trong quá trình phân chia có thể theo nhiều cách khác nhau tùy theo dấu hiệu lựa chọn. Nhưng trong cách phân chia chỉ được căn cứ vào dấu hiệu xác định nào đó và phải giữ nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá trình phân chia.
+ Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau có nghĩa là chúng nằm trong quan hệ không hợp.
+Phân chia phải liên tục, nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải chuyển tới các khái niệm loài gần gũi, chứ không được chuyển sang loài xa.
[b]Câu 4.Tính chu diên[/b]
Tính chu diên của các thuật ngữ
Thuật ngữ là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại diên. Thuật ngữ là không chu diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên.
a.Phán đoán khẳng định chung (a)
Chủ ngữ của phán đoán luôn chu diên,vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên (Tất cả S), Đối với vị ngữ có hai trường hợp:
+Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ không chu diên,vì trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của vị ngữ là ngoại diên của vị ngữ.
+Nếu ngoại diên của chủ ngữ và vị ngữ như nhau (Svà P nằm trong quan hệ đồng nhất),thì chúng chu diên
b.Phán đoán phủ định chung (e)
-Trong phán đoán phủ định chung (e) các thuật ngữ đều chu diên
( Không S nào là P hay Mọi S không là P)
c. Phán đoán khẳng định riêng i (Một số S là P)
Chủ ngữ của phán đoán không chu diên, vì nó nêu lên một phần ngoại diên (Một số S)
Vị ngữ nằm trong hai quan hệ khác nhau đối với chủ ngữ.
+ Nếu vị ngữ và chủ ngữ là khái niệm giao nhau thì vị ngữ kkông chu diên
+ Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong quan hệ bao hàm, ngoại diên của chủ ngữ nằm trong toàn bộ ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ là chu diên
d. Phán đoán phủ định riêng (o) “Một số S không là P”
Chủ ngữ của phán đoán luôn không chu diên,vì nói đến một phần của S “ Một số S” vị ngữ chu diên
KL:- Như vậy chủ ngữ phán đoán chung (a,e )và vị ngữ phán đoán phủ định o bao giờ cũng chu diên
-Chủ từ phán đoán riêng luôn không chu diên
-Phán đoán a, P chỉ chu diên khi S trùng P
- Phán đoán i, P chỉ chu diên khi S và P quan hệ bao hàm
[b]
Câu 5: Quan hệ giữa các phán đoán (a,e,i,o)
[/b]
1.Quan hệ hợp. Các phán đoán hợp là các phán đoán có cùng giá trị
a. Các phán đoán tương đương (hợp hoàn toàn): Các phán đoán tương đương này là các phán đoán có cùng giá trị chân thực hoặc giả dối. Trong các phán đoán tương đương ý nghĩa tư tưởng là như nhau được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: “Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc”và tác giả “Bình Ngô Đại Cáo- anh hùng dân tộc ”
b.Quan hệ phụ thuộc
Đó là quan hệ giữa cặp phán đoán a và i, e và o. Các phán đoán a và e – phán đoán chi phối, các phán đoán i và o là phán đoán phụ thuộc. Trong quan hệ phụ thuộc từ tính chân thực của phán đoán phụ thuộc và tính giả dối của phán đoán phụ thuộc có thể suy ra tính giả dối của phán đoán chi phối.
Ví dụ “Một số kim loại không dẫn nhiệt”- giả dối suy ra “Mọi kim loại không dẫn nhiệt”-giả dối
c.Quan hệ đối lập riêng (hợp một phần)
Quan hệ đối lập riêng là quan hệ giữa các phán đoán i và o có đặc trưng : Các phán đoán cùng chân thực nhưng không cùng giả dối
2.Quan hệ không hợp
a. Quan hệ đối lập chung là quan hệ giữa các phán đoán có thể cùng giả dối nhưng chúng không cùng chân thực. đó là quan hệ giữa a và e
Ví dụ : “Kim loại là chất rắn” và “Không kim loại nào là chất rắn” đều là giả dối
b.Quan hệ mâu thuẫn. Quan hệ mâu thuấn là quan hệ giữa các phán đoán không thể cùng chân thực và cùng giả dối. Đó là cặp phán đoán a và o , e và i
Ví dụ “Một số câu là phán đoán- chân thực” “Không câu nào là phán đoán -giả dối”..
[b]Câu 6: Các quy luật cơ bản của logic hình thức[/b]
1.Quy luật đồng nhất
Trong quá trình lập luận bất cứ tư tưởng nào cũng phải được diễn đạt chính xác, phải có nội dung xác định và vững chắc. Thuộc tính này của tư duy được biểu thị trong quy luật đồng nhất : Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó.
Quy luật đồng nhất biểu thị “a là a”( đối với phán đoán) “A là A ” (đối với khái niệm)
Kí hiệu A=A hay a a
Đồng nhất là sự giống nhau của các đối tượng trong quan hệ nào đó
· yêu cầu : Quy luật đồng nhất yêu cầu trong quá trình lập luận không được biến đổi một cách tuỳ tiện, vô căn cứ nội dung của tư tưởng, không được thay thế tư tưởng này, khái niệm này bằng tư tưởng khác khái niệm khác.
· Một sai lầm cũng dễ phạm phải là sự thay thế luận đề trong quá trình chứng minh và bác bỏ luận đề nào đó có thể vô tình hay hữu ý bị thay thế bằng luận đề khác.
· Trong tư duy không nên đồng nhất các khái niệm giống nhau sự đồng nhất các khái niệm giống nhau dẫn đến sai lầm lôgic gọi là đánh trao khái niệm.
· Vịêc vi phạm quy luật đồng nhất thường gặp trong các trường hợp sử dụng không chính xác (Sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa không chính xác)
Ví dụ: Trong chân không có dẫn điện không
Chân không có dầy dép thì dẫn điện
2.Quy luật không mâu thuẫn (Mâu thuẫn )
a. Nội dung quy luật : Khi nghiên cứu khảo sát 1 đối tượng nào đó trong cùng điều kiện xác định thì không thể có hai phán đoán mâu thuẫn nhau và đối lập chung cùng chân thực, ít nhất một trong hai phán đoán phải là giả dối.
- Chỉ phạm quy luật khi cả hai phán đoán đều đúng
Ví dụ: Mọi xà phòng đều làm khô ra bạn
Nhưng chỉ có … làm cho da bạn mịn màng
b. Yêu cầu quy luật
- Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy. Có nghĩa là không được khẳng định đối tượng có một dấu hiệu nào đó xong lại phủ định dấu hiệu ấy có nghĩa là không được khẳng định được khẳng định đối tượng có một dấu hiệu nào đó xong lại phủ định hệ quả rút từ dấu hiệu ấy
- Ví dụ : Một người tiều phu đi bán hàng
Giáo đâm gì cũng thủng
Mộc thì không có gì đâm thủng
3. Quy luật loại trừ cái thứ ba
a. Nội dung quy luật
Khi xem xét một đối tượng cùng thời gian, điều kiện xác định là không thể có hai phán đoán mâu thuẫn nhau cùng sai nhất thiết có một đúng không có phán đoán thứ ba.....