Tôi thấy đau phần ngực dưới bên phải khi hít sâu vào. Di chụp XQ + Siêu âm thì người ta bảo bị tràn dịch màng phổi:

Tôi thấy đau phần ngực dưới bên phải khi hít sâu vào. Di chụp XQ + Siêu âm thì người ta bảo bị tràn dịch màng phổi: 3/4 thể tích dưới phổi phải . tôi phát hiện ra 3 ,4 hôm hít sâu thấy đau, thì đi kham. Lại đúng ngày thứ 6 ( t7 CN Bênh viện không khám) nên thứ 2 mới đến chụp chiếu lại, thì được kết quả trên. Và thường hay bị nhức đầu, hơi sốt, nhất là về chiều. Và càng để lâu càng bị đau hơn(hôm thứ 7 tôi thấy đau nhất, luôn thấy thiếu oxi; CN thì đến chiều thấy đỡ hơn, và thứ 2_hôm nay cũng giống CN). Càng về hôm sau tôi thấy đau về phía bụng nhiều hơn. Không biết tôi như vậy có khả năng bị gì a? Xét nghiệm hôm đầu ng ta bảo chưa phát hiện được. Mà Bác sĩ khám bảo phải 2 ngày sau mới trích dịch phổi! Chắc là phải đến thứ 4. Hôm đầu người ta chỉ tiêm. Không biết quy trình khám bệnh có triệu chứng như trên đúng cách thì phải làm gì ạ? Và các khả năng tôi có thể bị là gì ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời 16 năm trước
Tràn dịch màng phổi là một hội chứng rất hay gặp trên lâm sàng. Đau ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng về bên đó thì đau tăng. Ho khan khi thay đổi tư thế, khó thở ngày một tăng. Có thể sốt 38,5o hay cao hơn. Chụp Xquang phổi thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp, có khi mờ ở cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện. Nếu có nghi ngờ có ung thư màng phổi hay mảng cặn màng phổi thì phải chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Chọc dò màng phổi có dịch, màu dịch có thể vàng chanh, trong, màu hồng hoặc đục như nước vo gạo, như mủ. Để xác định nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi, người ta dựa vào màu sắc dịch, các xét nghiệm vi khuẩn, sinh hóa, tế bào học, và dựa vào việc thăm khám toàn thân, khám các cơ quan khác có liên quan. Nói chung, tràn dịch màng phổi do bất cứ nguyên nhân gì cũng phải chọc hút dịch để làm xét nghiệm, làm sinh thiết, để tháo bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở hoặc rửa màng phổi. Mỗi lần hút nên lấy không quá 1 lít dịch. Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch mà có chỉ định điều trị thích hợp như nhiễm khuẩn, điều trị bằng kháng sinh; ung thư điều trị bằng phẫu thuật và hóa chất; điều trị suy tim, suy thận, xơ gan, áp-xe gan. Sau khi điều trị dịch màng phổi hết, phải tiến hành tập thở, cho thuốc chống dính để tránh dày dính màng phổi. Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được khám chữa bệnh kịp thời. Chúc bạn sức khỏe.