Làm sao để phân biệt nước mía sạch với nước mía có ướp đường hóa học?

Chào các mẹ, tình hình là em đang bầu được 3 tháng rồi, mùa hè nóng nực nên em hay uống nước mía, vừa giải khát vừa tốt cho thai nhi.
Có điều gần đây em nghe nhiều người nói, nước mía hay ướp đường hóa học độc hại lắm. Nên em rất lo lắng.

Các mẹ có cách nào phân biệt được nước mía sạch với nước mía ướp đường hóa học không ạ?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Nước mía là đồ uống được mọi người yêu thích trong những ngày hè oi bức này. Một ly nước mía có giá từ 7.000 - 15.000 thậm chí cá biệt có nơi giá chỉ 5.000 đồng một ly.

Nước mía không chỉ có hương vị tuyệt vời, mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi. Giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như, chữa bệnh vàng da, ngăn ngừa sỏi thận, giải độc gan, ngừa mụn, làm đẹp da, thậm chí nước mía còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, nhiều cửa hàng nước mía đã sử dụng những tiểu xảo, mánh khóe để có thể thu được mợi nhuận cao nhất, mà không quan tâm đến chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Muốn nước mía ngọt hơn thì có thể làm thêm một hộc đường bên trong máy. Trong quá trình ép mía lượng đường này sẽ tự động chảy ra cùng với nước ép được mà người sử dụng sẽ không thể phát hiện ra được.

Nước mía pha đường thì vị mía vẫn thế, cộng với mùi của chanh quất được thêm vào khi ép mía thì rất khó có thể phát hiện. Một khi nước đã ngọt rồi thì có nhiều cách để tăng lượng nước ví dụ như, cho thêm nhiều đá mà không lo bị nhạt.

Ngoài ra còn một cách nữa đó là, thêm trực tiếp nước bằng một chiếc phễu được thiết kế bên trong hộp chứa máy. Chiếc phễu này sẽ tự động thêm lượng nước phù hợp với lượng đường cho thêm.

Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Một điểm nguy hiểm là loại đường này rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.

Tác hại khi dùng đường hóa học

Một số loại đường hóa học có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận.

Đối với trẻ em, đây là lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển trí não và chiều cao nên việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc trí não không phát triển bình thường... Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt “dởm” cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.

Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình trước thực trạng đường hóa học được buôn bán và sử dụng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm bỏ hộp, nước uống đóng chai. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên để đảm bảo cho cơ thể vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.