Vì sao lò vi sóng được mệnh danh là “lò tạo chất ung thư”?

Lò vi sóng là thiết bị được nhiều bà nội trợ ưa chuộng nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vì sao nó lại được gọi là “lò tạo chất ung thư” vậy? Nếu vậy tại sao người ta còn sản xuất?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Tên gọi này có lẽ sẽ khiến nhiều người trong chúng ta hoang mang. Nhưng trên thực tế, nó chỉ đúng với những người không hiểu về cách hoạt động của lò vi sóng hoặc sử dụng nó sai mục đích. Lò vi sóng là thiết bị sử dụng điện từ trường (EMF), rung ở tốc độ 2,4 tỷ lần một giây. Điều này khiến lượng nước trong thức ăn cộng hưởng ở tần số cực cao và tạo ra độ nóng và làm chín thức ăn. Với các cách làm nóng thông thường, nhiệt độ tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong nên thực phẩm sẽ chín từ ngoài vào trong, mặt ngoài sém vàng. Trái lại, ở lò vi sóng thì sóng chui sâu khoảng 2,5cm, làm chín thực phẩm từ trong ra, nên thời gian nấu nhanh hơn bếp thường tới 4 lần và dùng ít năng lượng hơn. Chính vì vậy, lợi ích lớn nhất của lò vi sóng chính là khả năng bảo quản giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian.

Tuy nhiên, thiết bị này vẫn có mặt hại nếu chúng ta sử dụng sai cách và đó chính là nguyên nhân vì sao nó được gọi là “lò tạo chất ung thư”. Các nghiên cứu về lò vi sóng đã cho ra các kết luận sau: - Khi ăn các đồ ăn quay trong lò vi sóng, cơ quan tiêu hóa có thể bị kích động và sản sinh ra chất d-Nitrosodienthanolamines, một chất gây ung thư rất phổ biến.

- Làm nóng sữa và các hạt ngũ cốc bằng lò vi sóng có thể chuyển hóa axit amin thành chất gây ung thư (carcinogenic).

- Các thử nghiệm y khoa của Thụy Sỹ đã tìm rằng các thức ăn khi cho qua lò vi sóng sẽ làm tăng mức độ cholesterol, đồng thời làm giảm các tế bào hồng cầu và bạch cầu trong khi lại làm tăng hemoglobin và sản sinh ra các hợp chất phân ly phóng xạ.

- Rã đông các loại hoa quả đóng đá bằng lò vi sóng có thể chuyển hóa galactoside và glucoside thành carcinogen, một chất gây ung thư.

- Thậm chí chỉ cần vài giây đưa thức ăn sống, thức ăn chín hay hoa quả đóng đá vào lò vi sóng cũng có thể chuyển hóa alkaloid thành carcinogen gây ung thư.

- Các nghiên cứu của Nga và Nhật Bản cho thấy thức ăn có thể mất đi 60-90% giá trị khi nấu hoặc làm nóng bằng lò vi sóng. Các loại vitamin quan trọng như B, C, E và các khoáng chất cần thiết cũng có thể bị mất.

- Các loại thức ăn ít nước được nấu trong lò vi sóng có thể mất đến 97% chất chống oxi hóa. - Một vấn đề khác với lò vi sóng là rất nhiều người đựng thức ăn trong các hộp giấy hoặc nhựa và các chất độc gây ung thư có thể rò rỉ từ những hộp đựng đó và ngấm vào đồ ăn.

Cách hạn chế tác hại từ lò vi sóng


- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng

- Đối với món mới, nên kiểm tra độ nóng của thực phẩm mỗi vài phút - Hạn chế nước khi dùng lò vi sóng

- Đối với món cũ, ghi nhớ thời gian, năng lượng cần thiết để đun/hâm - Không đến gần khi lò đang đun ở năng lượng cao

- Không nên sử dụng các loại đồ nhựa, kể cả những loại được quảng cáo rằng có thể sử dụng cho lò vi sóng.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Lò vi sóng khá phổ biến hiện nay, dường như đã trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong nhà bếp của nhiều gia đình, trở thành cánh tay đắc lực của chị em phụ nữ chúng ta. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt lợi mặt hại nếu sử dụng lò vi sóng không đúng cách có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.


Khuyến cáo, lò vi sóng sẽ trở nên nguy hiểm khi người dùng sử dụng không đúng theo sử chỉ dẫn của nhà sản xuất: như nấu chín thực phẩm không đồng đều, bị bỏng nước do hơi nước thoát ra từ lò, bức xạ bị rò rỉ do hư hỏng lò nướng nhưng tỉ lệ là khá nhỏ.


Nguyên tắc của lò vi sóng là sử dụng sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động nhanh mạnh, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn. Với các bếp nấu thông thường, nhiệt độ tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong nên thực phẩm sẽ chín từ ngoài vào trong, mặt ngoài sém vàng. Trái lại, ở lò vi sóng thì sóng chui sâu khoảng 2,5cm, làm chín thực phẩm từ trong ra, nên thời gian nấu nhanh hơn bếp thường tới 4 lần và dùng ít năng lượng hơn.


Cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng


– Không bao giờ dùng các tô, khay nhựa như hộp bơ và các loại hộp dùng một lần để quay thức ăn trong lò vi sóng. Các dụng cụ loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, khiến các hóa chất độc hại ngấm vào thức ăn.


– Chỉ sử dụng dụng cụ được sản xuất đặc biệt chuyên cho lò vi sóng. Khay, đĩa, tô thủy tinh, sứ và nhựa đều cần phải được dán nhãn sử dụng cho lò vi sóng. Không bao giờ dùng tô, đĩa chất liệu kim loại trong lò vi sóng vì nó có thể gây ra tia lửa.


– Nên dùng đồ nấu to hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài. Không bao giờ sử dụng túi nilon mỏng, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể khuếch tán vào thức ăn.


-Không nên đặt lò dưới đất, nơi có độ ẩm cao hoặc sát các đồ điện khác. Tránh để thực phẩm trào ra làm hỏng lò. Muốn lò vi sóng bền và an toàn, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là ổ gắn cố định trên tường. Không nên để thức ăn trong túi nhựa hoặc túi giấy khi đưa vào lò. Nếu có khói xuất hiện trong lò, nên tắt nguồn ngay. Luôn luôn tắt lò vi sóng trước khi mở cửa lò.


-Để nấu ăn an toàn, cần lưu ý không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh. Không hâm nóng hoặc nấu các đồ nấu bịt kín vì khi tăng nhiệt độ, áp suất cũng tăng cao sẽ gây nổ. Tương tự, không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín vì áp suất cao làm nổ. Không chạy lò khi không có thực phẩm trong lò. Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò để tránh cho ống magnetron của lò khỏi bị hư hỏng.


-Khi nấu hay hâm món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nước có tác dụng hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron khỏi bị cháy. Không chiên rán ngập mỡ trong lò vì chất béo quá nóng gây cháy. Tránh đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò. Sau sử dụng vài năm, bạn cần kiểm tra lò một lần để xem có bị thất thoát sóng ra ngoài. Hằng ngày, mỗi khi dùng xong, cần lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát sóng vi ba ra ngoài.