Răng tôi hay bị chảy máu, nhất là khi đánh răng và xỉa răng. Có phải như thế là bị viêm lợi, bác sĩ chỉ giúp tôi cách phòng bệnh.
Viên bổ sung chất dinh dưỡng có làm giảm nguy cơ gây ung thư không?
Có những bằng chứng mạnh mẽ chứng tỏ ăn uống nhiều quả, rau và những thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm giảm nguy cơ gây ung thư. Nhưng cho tới nay cũng chưa có những bằng chứng chứng tỏ dùng các viên bổ sung dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ gây ung thư. Nhưng một số viên bổ sung liều cao lại có thể tăng nguy cơ gây ung thư.
Có thể sử dụng những chất dinh dưỡng của rau, quả dưới dạng viên không?
Không. Nhiều hợp chất có lợi cho sức khoẻ được tìm thấy trong rau và quả và những chất này dường như tương tác với nhau để đưa ra các kết quả có lợi. Và dường như có những chất quan trọng có trong rau quả toàn phần nhưng không có trong viên bổ sung, thậm chí các chất này vẫn chưa được xác định. Lượng nhỏ các chất này dưới dạng bột khô trong các viên bổ sung được bán so với lượng có trong rau quả toàn phần. Thực phẩm là nguồn chứa vitamin và khoáng chất tốt nhất. Tuy nhiên, viên bổ sung có ích cho một số đối tượng như người như phụ nữ có thai, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và những người có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt do bị dị ứng, không dung nạp thức ăn và những vấn đề khác. Nếu sử dụng các chất này, cách lựa chọn tốt nhất là cân bằng các vitamin, khoáng chất mà không quá 100% giá trị hằng ngày của các chất dinh dưỡng.
Có nên ép rau và quả làm nước uống?
Ép nước rau quả có thể làm cho chế độ ăn đa dạng và có thể là cách tốt để tiêu thụ các loại rau và quả, đặc biệt trong trường hợp việc nhai và nuốt có vấn đề. Ép rau quả giúp cho việc hấp thu một số chất dinh dưỡng trong thành phần của rau và quả. Nhưng nước rau, quả có thể làm giảm lượng chất xơ có trong rau, quả và giảm cảm giác đầy dạ dày. Đặc biệt, khi sử dụng một lượng lớn nước quả vẫn cung cấp năng lượng. Các sản phẩm nước rau, quả bán trên thị trường phải đảm bảo 100% rau hoặc quả. Chúng phải đảm bảo đã được khử trùng để loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây hại.
Thông thường các bệnh nhân ung thư máu hay chủ quan và dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh vì nó không có đặc trưng và cũng không được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cảm nhận được các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.
– Sốt, nhức đầu, đau nhức xương khớp: có nguyên nhân từ sự chèn ép trong tủy
– Mệt mỏi, suy nhược, da dẻ nhợt nhạt do thiếu hồng cầu
– Dễ bị nhiễm trùng do chức năng chống nhiễm khuẩn của bạch cầu không thực hiện được.
– Dễ bị bầm tím, chảy máu chân răng do sự suy giảm khả năng làm đông máu.
– Chán ăn, sụt cân nhanh chóng
– Ra mồ hôi về ban đêm nhất là đối với bệnh nhân nữ
– Cảm giác khó chịu, chướng và sưng nề vùng bụng.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị ung thư máu khác nhau, bao gồm:
Phương pháp hóa trị: là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể thông qua điều trị hóa chất (có thể là đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ).
Phương pháp điều trị đích: là phương pháp ức chế hoạt động của các protein bất thường và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính.
Phương pháp điều trị sinh học: là phương pháp kích thích sự miễn dịch tự nhiên của cơ thể để giúp chống lại tế bào ung thư.
Phương pháp ghép tế bào gốc: là phương pháp điều trị ung thư máu bằng cách ghép tế bào gốc giúp nhằm tạo điều kiện cho hóa chất liều cao thực hiện được. Bao gồm 2 cách: ghép tế bào gốc tự thân và ghép tủy dị thân.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh ung thư máu được áp dụng chủ yếu vẫn là thay tủy xương của bệnh nhân bằng tủy xương của người nhà hoặc một người hiến phù hợp. Từ đó, có thể kích thích cơ thể sinh ra hồng cầu và kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của phương pháp này rất thấp và khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn.