Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, dễ làm hao thương dương khí. Quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi. Nên ưu tiên những thực phẩm làm mát sau:
Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng. Dùng dưới dạng cháo, chè hoặc giá đỗ.
Đậu ván trắng: Vị ngọt, tính bình, kiện tỳ ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà y học Lý Thời Trân cho rằng đậu này có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
|
Hoa quả... |
Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.
Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn dân dã nhưng lại có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.
Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.
Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.
|
... và rau xanh... |
Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.
Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.
Ngó sen: Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.
|
...cùng với cách chế biến, sẽ giúp bạn bớt nóng trong mùa hè này. |
Lê: Cổ nhân mệnh danh quả lê là “Thiên sinh cam lộ ẩm”, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là Cam lộ ẩm.
Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.
Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt.
Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động không yên.
Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...
Mùa hạ có 3 tháng, tính từ tháng 4 - 6 âm lịch, bắt đầu từ ngày lập hạ cho đến ngày lập thu, bao gồm 6 tiết khí: lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử và đại thử. Đây là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn. Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng: mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị. Sách Dưỡng sinh thư đã viết: “Hạ chí hậu thu phân tiền, kỵ thực phì nhi bính, hoắc du tô chi thuộc, thử đẳng vật dữ tửu tương qua quả thực vi tương phỏng, hạ nguyệt đa tật dĩ thử” (mùa hạ nên kiêng ăn đồ béo ngậy, bơ sữa và rượu, những thứ này dễ gây nhiều bệnh tật).
Tiết trời nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển mạnh (Đông y gọi là tà khí) làm cho thực phẩm dễ ôi thiu, biến chất, trong khi đó vì uống nhiều nước dịch dạ dày bị pha loãng nên khả năng sát khuẩn giảm thấp càng làm cho nguy cơ ngộ độc thức ăn tăng cao. Bởi vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên hết sức cấp bách. Để dự phòng “bệnh tòng nhập khẩu” cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, không dùng thực phẩm ôi thiu, không uống nước lã, nước nhiễm bẩn, rau quả tươi phải được rửa thật sạch...
Đông y cho rằng: Thử (nắng nóng) là chủ khí mùa hạ, là dương tà, tính thăng tán dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều mồ hôi làm tổn thương tân dịch, nếu không kịp thời bù đắp thậm chí có thể làm hao tổn nguyên khí, biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt lả, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã lăn bất tỉnh (say nắng, say nóng). Hơn nữa, thử thường kiêm với thấp (độ ẩm), thấp là âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Đặc điểm của thấp tà là nặng trệ, kết dính, dễ gây thương tổn tỳ dương. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như chân tay tê mỏi, mình mẩy nặng nề, đầu nặng như đeo đá, không muốn ăn, hay đầy bụng, dễ đi lỏng, thậm chí có thể phù nhẹ hai chân... Bởi vậy, trong mùa hạ, Đông y khuyên nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp như dưa hấu, mướp đắng, dưa chuột, bí đao, đậu xanh, đậu đen, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua... Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống. Cổ nhân có câu: “Hãn vi tâm dịch” (mồ hôi là dịch của tâm), bởi thế khi mất mồ hôi âm dịch trong cơ thể nói chung và âm dịch trong tạng tâm nói riêng (gọi là tâm âm) cần chú ý trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, trà bát bảo...
Ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hạ còn phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Theo Đông y, các thực phẩm có công dụng phương hương tỉnh tỳ, kiện tỳ hóa thấp, giải thử đều trực tiếp hoặc gián tiếp giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị, ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu côve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài...; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen... Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả chay, chua me đất hoa vàng... và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu... Tuy nhiên, cần chú ý không nên dùng quá nhiều đường tinh luyện khi pha chế các loại nước giải khát. Để bảo vệ nguyên khí, cổ nhân khuyên “bảy mươi hai ngày mùa hạ nên bớt vị đắng, tăng vị cay để dưỡng phế khí (Thiên kim yếu phương)”. Bởi vì căn cứ vào quy luật ngũ hành, tâm thuộc hỏa, phế thuộc kim, hoả khắc kim, tâm hỏa quá thịnh sẽ khắc phạt phế kim, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế, nếu ăn thêm một ít vị cay thì phế khí sẽ được trợ dưỡng, nếu ăn bớt vị đắng thì tâm hỏa sẽ không quá vượng thịnh mà hại phế khí.
Cuối cùng, trong vấn đề dưỡng sinh ăn uống mùa hạ, Đông y còn có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy, trong mùa hạ, việc chọn dùng một số đồ ăn uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém.
Có những loại trái cây rau quả rất bổ dưỡng cho sức khỏe vào mùa hè, bạn đã biết chưa? Cháo đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét... Cháo đậu xanh là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm).iêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí. Giá đỗ: Giúp thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin C và E. Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè. Đậu tương: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc, thích hợp với mọi lứa tuổi. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút. Đậu ván trắng: Đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu, có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát. Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng - rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu, thích hợp với mọi lứa tuổi. Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Để chữa rôm sảy cho trẻ em, lấy dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ. Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt. Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn. Củ đậu (củ sắn):Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt. Có thể ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát. Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên. Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng. Ngó sen: Dùng dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật. Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm, nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu. Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát. Chanh:Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động. Bí đao:Tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống. Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...
Thức ăn làm đẹp da vào mùa hè!!!
Theo Đông y, về mùa hè nếu ăn nhiều thức ăn nhiệt sẽ hay bị rôm sảy. Người nhiều rôm cần hạn chế những thức ăn nóng và dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen.
Làn da đẹp là làn da khoẻ mạnh, chỉ có ở người ăn uống đủ chất, hấp thụ tốt. Người ăn uống kém hoặc có vấn đề về đường tiêu hoá thường có làn da xấu. Nếu ăn không đủ, lớp mỡ dưới da ít, da sẽ bị nhăn nheo, xanh, nhợt. Nếu ăn thiếu protein kéo dài, cơ bắp bạn sẽ nhão, ảnh hưởng đến độ căng mịn của da. Ăn uống thiếu chất sẽ làm da bị xanh, nhợt... Muốn da đẹp, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, bạn còn phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với điều kiện môi trường. Mùa đông, mùa hè cần có những thay đổi về thực đơn.
Về mùa hè, những người bị mụn nhọt dai dẳng cần hạn chế ăn đồ ngọt. Tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn gây viêm nhọt phát triển. Mặt khác, phải tăng cường hoa quả, rau tươi để cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, tăng sức đề kháng.
Một số người cơ địa đặc biệt, khi ăn sò, tôm, cua, trứng..., da thường bị dị ứng nổi mề đay, sẩn lên từng vùng hoặc khắp người. Cần tự mình theo dõi để biết được loại thực phẩm nào hay gây dị ứng để tránh không ăn thứ đó. Vào mùa hè, sự kiêng kị này càng phải được tuân thủ chặt vì tình trạng dị ứng lúc này sẽ làm bạn thấy khổ sở hơn so với khi mát trời. Nó cũng dễ dẫn đến viêm da hơn do mồ hôi.
Một trong những loại đồ uống hữu ích trong mùa hè là trà. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tốt của nước trà đối với da. Trà có nhiều loại vitamin. Vitamin C trong lá trà tươi nhiều gấp 4 lần cam, chanh. Vitamin B cũng có hàm lượng cao, giúp da giữ được tính đàn hồi, luôn mềm mại. Vitamin P và K tạo vẻ đẹp bên ngoài da, củng cố thành mạch máu, hạn chế các hiện tượng chảy máu dưới da hoặc gây ra những vết đỏ và xanh tím. Tác dụng của những chất trên tăng lên nhiều lần khi phối hợp với nhau. Cần lưu ý là ở trà tươi, các chất đó chưa bị phá huỷ nhiều nên sẽ tốt cho da hơn trà khô.