Mùa thu là lúc cơ thể bồi bổ, nạp năng lượng chuẩn bị cho mùa đông giá rét.
1. Củ sen - Rau trạng nguyên
Lý do: Trong dân gian từ lâu đã có câu nói: “ Hà Liên nhất thân bảo, thu ngẫu tối bổ nhân” (Cây sen toàn thân quý báu, củ sen bổ nhất vào mùa thu). Mùa thu là lúc củ sen “chín muồi”. Ăn củ sen lúc này sẽ có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, tịnh tâm ân thần.
Cách ăn tốt nhất: hàm lượng tinh bột trong củ sen có 7 lỗ là cao nhất, lượng nước ít, mềm dẻo mà không dòn, rất thích hợp để nấu canh. Hàm lượng nước của củ sen 9 lỗ là khá cao, dòn mềm, nhiều nước, trộn salat hoặc xào ăn là thích hợp nhất.
2. Lạc - Hạt trạng nguyên
Lý do: Lạc còn có tên là “ Quả trường thọ”. Đông Y cho rằng, lạc tính bằng, vị ngọt, nhập tì, qua phổi, có thể thức tỉnh tì và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích dưỡng điều khí, thanh phổi trị ho.
Cách ăn tốt nhất: Lạc tươi tốt nhất là để cả vỏ luộc lên ăn, lạc luộc không những dễ tiêu hóa hấp thụ, mà còn có thể lợi dụng được tác dụng y học bảo vệ sức khỏe của vỏ lạc và lớp vỏ lụa trong nhân lạc. Vỏ lụa của lạc có thể khống chế protit chất xơ hòa tan, thúc
đẩy sản sinh ra tiểu cầu máu, tăng cường chức năng thu co của mao mạch huyết quản,
có thể trị liệu các bệnh giảm tiểu cầu máu và phòng chữa các chứng xuất huyết.
3. Sơn dược - Chất bổ trạng nguyên
Lý do: Thực phẩm bồi bổ nhất trong mùa thu là sơn dược (củ mài). Đông Y cho rằng, mùa thu ăn Sơn dược có tác dụng khỏe tì, lợi thận ích tinh, ích phổi trị ho.
Cách ăn tốt nhất: hấp lên, nấu canh, xào lên ăn đều được. Hấp lên ăn, dinh dưỡng mất đi là ít nhất.
4. Rượu vàng - Đồ uống trạng nguyên
Lý do: Dân gian có câu: “Cúc hoa khai, ẩm hoàng tửu” (khi hoa cúc nở uống rượu vàng). Rượu vàng hàm chứa 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đông Y cho rằng, rượu vàng tính nóng, vị ngọt đắng, chảy qua kinh mạch, thông hành huyết mạch, làm ấm tì vị, dạ dày, làm trơn bóng da, tản đi các triệu chứng nấm ở tay chân.
Cách uống tốt nhất: Rượu vàng uống nóng, có tác dụng làm ấm dạ dày, đuổi phong hàn.
Cách uống rượu vàng truyền thống là: đặt rượu vàng vào trong nước nóng hoặc cho vào nồi đun nóng, sau đó lấy ra uống, độ nóng khoảng từ 35-45oC là tốt nhất.
5. Mực - Thịt trạng nguyên
Lý do: Mùa thu ăn mực đặc biệt có ích cho nữ giới. Mực có công dụng ích máu bổ thận, khỏe dạ dày điều khí. Mùa thu ăn mực còn có thể dưỡng âm.
Cách ăn tốt nhất: kho, xào, nấu, trộn salat, nấu canh đều được nhưng để phòng chống mùa đông khô hanh, cá mực nấu canh là thích hợp nhất.
6. Lê - Hoa quả trạng nguyên
Lý do: Mùa thu tiết trời khô, lượng nước ít, nếu mỗi ngày kiên trì ăn lê, có thể làm giảm bớt đi khô hanh của mùa đông và nhuận phổi. Lê không cùng chủng loại thì mức độ hàn lạnh cũng không giống nhau. Ăn lê có thể giải trừ rõ rệt các triệu chứng thường xuất hiện đối với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: cổ họng khô, ngứa, đau rát, khản giọng không nói được và thậm chí là táo bón.
Cách ăn tốt nhất: Ăn tươi, luộc lên hoặc hấp lên ăn đều được. Ví dụ như lê hấp đường cát có tác dụng ích dương nhuận phổi, trị ho hóa đờm, có tác dụng phòng trừ các bệnh thông phong, phong thất và viêm khớp, đồng thời có hiệu quả trị liệu tốt hơn cho các triệu chứng như nhiệt phổi ho gà và đau cổ họng.
7. Cháo hoa bách hợp - Cháo trạng nguyên
Lý do: Hoa bách hợp có tác dụng nhuận phổi trị ho, tịnh tâm an thần, là thượng phẩm cho
thức ăn mùa thu. Bách hợp có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng trị liệu nhất định để khống chế tăng sinh tế bào ung thư.
Cách ăn tốt nhất: Nấu cháo. Bách hợp và gạo nếp chế biến thành cháo bách hợp, cho thêm một chút đường cát, không những mùi vị rất ngon mà còn có tác dụng an thần, trợ giúp cho giấc ngủ; còn có thể dùng bách hợp, hạt sen và táo đỏ cùng cho vào nấu thành súp cũng có tác dụng bổ ích an thần.
Nội kinh là bộ sách kinh điển của Đông y nói rằng: “Thu đông dưỡng âm”; có nghĩa là yêu cầu mọi người chúng ta trong mùa thu đông cần phải thuận theo quy luật tự nhiên, vì mùa thu chủ về thu lại (bởi sau lập thu, thời tiết mát mẻ dần, mọi người cảm thấy tinh thần sảng khoái nên ăn uống cũng bắt đầu tốt hơn. Mặt khác mùa thu âm tinh tích vào trong, dương khí cũng thu vào, bởi vậy là dịp thuận lợi để bồi bổ cơ thể). Còn mùa đông chủ về tàng trữ nên coi trọng việc tích trữ âm tinh. Như chúng ta đều hiểu, âm tinh tức là âm dịch trong cơ thể gọi chung là: các loại dịch thể dinh dưỡng trong cơ thể người, mà trong đó bào gồm cả tinh trong sinh sản, huyết và tân dịch... Y học phương Đông cho rằng: âm tinh là chất quan trọng để cấu thành cơ thể người đồng thời duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Bởi vậy, khi chúng ta biết chú ý tích dưỡng âm tinh vào mùa thu đông thì sẽ ít bị nhiễm bệnh cảm cúm... Như vậy việc thu đông dưỡng âm là vấn đề cốt yếu cần làm đối với tất cả mọi người nhằm bảo vệ cơ thể luôn được khỏe mạnh. Song Đông y cũng dựa vào quy luật: Đó là sự tác động thay đổi của mùa đã làm ảnh hưởng đến cơ thể. Từ đó nhận thấy mùa thu dễ gây tổn thương phế khí, nên có lời khuyên mùa thu phải dưỡng phế. Nghĩa là: - Về mặt sinh hoạt: cần ngủ sớm, dậy sớm, áo quần phải mặc hợp lý với nhiệt độ thời tiết từng ngày để cơ thể dần quen với sự thay đổi của khí hậu. - Đối với ăn uống: Cũng cần ăn nhiều thức ăn ôn hòa bổ nhuận như phổi lợn, lê, đường phèn, bách hợp, ngó sen, gà non, vịt già, thịt nạc..., ít ăn các thức cay nóng. - Những người biết khí công hay có điều kiện nên luyện tập một vài công pháp bổ dưỡng phế khí. - Với người thể chất yếu có thể dùng thuốc bổ dưỡng Đông y. - Về thức ăn cần chọn dùng hạt sen, mộc nhĩ trắng, vừng, rau chân vịt, ngó sen, hạt sen, khoai tây, rau hẹ, củ ấu, đậu phụ, mía, lê, chuối tiêu, mật ong, ba ba, gà xương đen, thịt vịt trắng, móng giò lợn, các loại cá, hến, sò, yến sào, sữa bò, quýt, cam và hoa quả tươi, rau tươi các loại... đều là những thực phẩm có tác dụng bổ âm, nhuận táo. Cũng có thể chọn thịt cừu, thịt dê để ăn, tuy chúng thuộc loại nhiệt ăn ít ở mùa hè nhưng sang thu có thể ăn được vì hợp với thời tiết của mùa thu... Tuy nhiên cũng cần ăn ít hoặc không ăn các thức ăn nóng để tránh làm tổn thương đến tân dịch, vì thế nên sử dụng các thức ăn nhuận và thanh đạm là chính. Dưới đây xin giới thiệu các món ăn thuốc sử dụng trong bồi bổ thích hợp vào mùa thu - đông: Trà hạnh nhân, mạch môn đông: Dùng hạnh nhân, mạch môn đông, cam thảo mỗi thứ một ít hãm nước uống thay trà hằng ngày. Dùng ngũ trấp ẩm: Gồm lê xanh 1 quả, mã thầy 10 củ, lô căn tươi một nhánh dài 33cm, mạch môn đông tươi 10g, ngó sen tươi 30g. Cả 5 thứ này ép lấy nước cốt uống thay trà trong ngày. Canh đậu phụ cá trích: Canh này tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, bổ âm, lại nhuận phế, dứt ho, bổ hư. Cách làm: Đun nước đến sôi, thả cá trích tươi và đậu phụ vào (lượng đủ ăn 1 lần), để sôi tiếp cho ít rượu, mỡ lợn, muối, gừng, hành, gia vị. Ăn cái uống nước canh. Vịt con hầm hồng lăng: Món này giàu dinh dưỡng, tác dụng dưỡng âm, bổ hư. Vịt con làm thịt, bỏ mỏ, ruột, chặt miếng hầm. Hồng lăng phục 100g cho vào chảo dầu rán qua, xong cho vào nồi hầm cùng thịt vịt, nêm gia vị vừa miệng, ăn cả cái lẫn nước. Tuần ăn 1-2 lần. Món canh hến, bách hợp: Món này thích hợp cho những người âm hư, thấp nhiệt, hay bứt rứt khó ngủ, ho khan, chảy máu cam. Thành phần gồm: Thịt hến hay sò tươi 200g đem ướp rượu, giấm, sau cho cùng với 100g bách hợp vào nồi đã bỏ dầu sẵn, xào lửa to, rồi đổ nước, nêm gia vị, nấu thành canh ăn cái và nước. Có thể ăn thường xuyên hoặc tuần 1-2 lần. Canh bí xanh, hải sâm: Món này giúp bồi bổ âm dương, làm cho cơ thể cường tráng, thích hợp dùng cho người già suy nhược, cần ăn thường xuyên. Hải sâm 50g, cắt mổ theo cách thông thường, thịt lợn nạc 100g, thái nhỏ, bí xanh già thái vuông. Tất cả cho vào nấu, nêm gia vị vừa miệng, ăn cái, uống nước. Tuần ăn vài lần. Món móng giò, hạt sen: Món này bổ ích khí huyết, bổ âm dưỡng dịch, lại có hạt sen nên tác dụng kiện tỳ, bổ thận, dưỡng tâm, an thần. Thích hợp sử dụng bồi bổ cho những người hư lao, mỏi lưng, tiểu nhiều, mất ngủ... Lấy 2 chiếc móng giò chặt khúc, cho vào hầm lửa nhỏ. Sau cho hạt sen 100g hầm cùng. Để nhừ cho gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Tuần ăn 1-2 lần. Thịt bò nấu củ cải: Món này có tác dụng bổ hư, thanh hỏa. Thịt bò 1.000g, rửa sạch, thái miếng, cà rốt, củ cải mỗi loại 200g, thái miếng. Cho thịt bò vào nồi hầm trước chừng 2-3 giờ. Sau cho cà rốt và củ cải vào hầm cùng thịt bò cho chín, nêm gia vị vừa miệng, ăn cái uống nước. Có thể ăn thường xuyên.
Số 1 là nhóm đồ ăn có chứa niacin (gan, sữa, trứng, phomát và các sản phẩm làm từ bột mì nguyên chất…). Những món này giúp làm giãn mao mạch nên có thể làm ấm chân tay do lượng máu chảy ngược nhiều hơn. Chất này còn có tác dụng giúp ổn định hệ thần kinh và hệ thống tuần hoàn máu.
Số 2 là rau quả. Rau quả cũng có khả năng giúp cơ thể ấm lên trong mùa đông đấy. Tốt nhất là bạn nên măm tỏi tây, cà rốt và đu đủ để tăng nhiệt độ cơ thể khi mùa lạnh tới.
Số 3 là một chút gia vị cay vì nó có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu. Uống trà sâm và trà long nhãn là cách giúp giữ ấm cơ thể tốt nhất.
Hãy tham khảo những loại thực phẩm "tuyệt vời" cho mùa đông sau đây:
1. Khoai lang, khoai tây
Khoai lang rất bổ dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây cũng là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vào mùa đông khi giúp chúng ta giữ ấm cơ thể.
Khoai lang cũng cung cấp nguồn chất xơ và carbohydrates dồi dào. Ngoài ra, còn chứa vitamin A và C, các khoáng chất như mangan, đồng. Khoai lang vừa có thể luộc, nướng hoặc nấu canh súp.
Giống khoai lang, khoai tây cũng tốt cho sức khỏe vì dồi dào nguồn chất xơ và vitamin A.
2. Rau bina
Rau màu xanh cũng tốt cho sức khỏe của bạn vào mùa đông vì rất giàu chất chống oxy hóa
Rau màu xanh cũng tốt cho sức khỏe của bạn vào mùa đông vì rất giàu chất chống oxy hóa. Rau bina cũng dồi dào nguồn chất sắt và canxi.
3. Hạt vừng
Hạt vừng có tác dụng tạo nhiệt cho cơ thể và cung cấp nhiều canxi. Do vậy, đây cũng là thực phẩm được chọn thích hợp cho mùa đông. Theo các chuyên gia, ăn hạt vừng sau bữa ăn còn giúp hỗ trợ việc tiêu hóa. Trong hạt vừng cũng chứa nhiều khoáng chất như magiê, mangan, sắt và đồng. Bên cạnh đó, loại hạt này còn giúp giữ độ ẩm cho làn da.
4. Đậu phộng
Đậu phộng rất giàu chất chống oxy hóa và nhiều vitamin E, B3. Đậu phộng cũng có tác dụng giữ ấm cơ thể, hơn nữa loại hạt này chứa nguồn chất béo đơn không bão hòa nên được xem là thực phẩm "thân thiện" với tim mạch.
5. Dầu cá
Dầu cá giúp cung cấp nguồn vitamin D. Vào mùa đông, lượng vitamin D trong cơ thể thường xuống thấp. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp chất béo omega-3, giúp cải thiện tâm trạng nhờ nâng cao mức serotonin trong cơ thể.
6. Lựu
Lựu giàu polyphenols - một chất chống oxy hóa mạnh. Trong lựu cũng dồi dào các khoáng chất như canxi, phốt pho, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể.
Một số lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm cho mùa đông:
• Nên chọn những loại quả mọng như dâu tây, nho, việt quất cho chế độ ăn hàng ngày vì đây là nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa.
• Đừng quên giữ cơ thể đủ nước, ngay cả trong mùa đông. Điều này rất cần thiết vì không chỉ giúp hệ thống các cơ quan hoạt động tốt, mà còn giúp bạn duy trì làn da khỏe đẹp.
• Tránh các loại thực phẩm chiên xào, nhiều chất béo như pho mát.
• Chọn uống các loại trà thảo dược như trà hoa nhài, hoa cúc.