Một ly nước vào buổi sáng không chỉ giúp tinh thần sảng khoái mà còn rất tốt sức khỏe. Nhưng nên uống nước gì? Uống như thế nào thì có lợi cho cơ thể?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Nhiều người có thói quen uống nước lạnh vào buổi sáng để tinh thần họ được sảng khoái hơn. Nhưng bạn có biết, sau một đêm dạ dày của chúng ta đã trở thành “chiếc thùng rỗng”. Nếu uống nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến thành dạ dày, tăng nguy cơ loét thành dạ dày. Vì vậy, uống một ly nước khoáng ấm, với nhiệt độ trong khoảng 20 - 25oC không chỉ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, và còn có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên uống nước ấm vào buổi sáng có khả năng làm việc, độ tập trung cũng như hệ miễn dịch tốt hơn so với người bình thường.

Bao nhiêu là đủ cho một ly nước vào buổi sáng? Nếu như mỗi ngày bạn cần uống từ 7 - 8 cốc nước (tương đương 2 lít nước/1 ngày), thì mỗi buổi sáng, bạn nên bổ sung 300 ml nước để giúp cơ thể duy trì sức khỏe trong một ngày.

Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm, tùy theo khối lượng vận động của cơ thể và nhiệt độ thời tiết.

Tốt nhất là nên uống nước khi trọng bụng chưa có gì. Vì uống nước sau khi ăn không thể giúp bạn tăng khả năng tuần hoàn máu.

Khi uống nước cũng nên uống thành từng ngụm nhỏ và không nên uống quá nhanh. Việc uống nước quá nhanh sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ và dễ khiến bạn bị sặc nước.

thu
thu
Trả lời 12 năm trước

1. Uống nước gì?

Các nhà khoa học khuyên nên uống một ly nước khoáng vào buổi sáng. Vì nước khoáng là nguồn nước chưa qua xử lý, được lấy từ các mạch đá ngầm trong tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, canxi và magie trong nước khoáng còn giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnhvề tim mạch.

Nhiều người cho rằng, uống nước muối pha loãng vào buổi sáng là “liều thuốc hữu hiệu” giúp cơ thể tránh được cảm giác mệt mỏi trong cả ngày. Thực ra đây là cách suy nghĩ không đúng. Vì theo các nghiên cứu khoa học, buổi đêm khi ngủ, các hoạt động của cơ thể như hô hấp, trao đổi chất, đổ mồ hôi vv… vẫn diễn ra bình thường, thậm chí còn diễn ra với mức độ rất mạnh mẽ. Vì thế, sáng sớm khi tỉnh dậy, cơ thể bị mất khá nhiều nước, nên cần được bổ sung nước ngay. Nước muối không những không giúp bổ sung nước, mà còn khiến cơ thể càng cảm thấy khát hơn. Thêm vào đó, buổi sáng là thời điểm huyết áp cao nhất trong ngày, nên uống nước muối vào buổi sáng có thể khiến huyết áp tăng cao quá mức, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Các loại nước ép hoa quả, nước có ga, cà phê đều không nên uống vào buổi sáng. Vì các loại nước này đều có chứa các chất khiến cho quá trình đào thải canxi trong máu diễn ra nhanh hơn. Thường xuyên uống các loại nước kể trên vào buổi sáng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị thiếu canxi.

2. Nhiệt độ nước như thế nào?

Nhiều người có thói quen uống nước lạnh vào buổi sáng để tinh thần họ được sảng khoái hơn. Nhưng bạn có biết, sau một đêm dạ dày của chúng ta đã trở thành “chiếc thùng rỗng”. Nếu uống nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến thành dạ dày, tăng nguy cơ loét thành dạ dày. Vì vậy, uống một ly nước khoáng ấm, với nhiệt độ trong khoảng 20 - 25oC không chỉ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, và còn có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên uống nước ấm vào buổi sáng có khả năng làm việc, độ tập trung cũng như hệ miễn dịch tốt hơn so với người bình thường.

3. Uống bao nhiêu?

Bao nhiêu là đủ cho một ly nước vào buổi sáng? Nếu như mỗi ngày bạn cần uống từ 7 - 8 cốc nước (tương đương 2 lít nước/1 ngày), thì mỗi buổi sáng, bạn nên bổ sung 300 ml nước để giúp cơ thể duy trì sức khỏe trong một ngày.

Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm, tùy theo khối lượng vận động của cơ thể và nhiệt độ thời tiết.

4. Uống như thế nào?

Tốt nhất là nên uống nước khi trong bụng chưa có gì. Vì uống nước sau khi ăn không thể giúp bạn tăng khả năng tuần hoàn máu.

Khi uống nước cũng nên uống thành từng ngụm nhỏ và không nên uống quá nhanh. Việc uống nước quá nhanh sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ và dễ khiến bạn bị sặc nước.