Tỏi cũng có thể gây hại cho sức khỏe? Có đúng ko?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Beverley Simmonds không hề có ý tưởng gì về sức mạnh của tỏi, cho tới lần bà bị cơn đau bụng dữ dội hành hạ suốt đêm, sau khi thưởng thức một món ăn Italy hấp dẫn. Ngày hôm sau, khi đi khám bác sĩ, bà mới biết rằng mình bị ngộ độc gan, có thể do quá nhạy cảm với tỏi. Bà Simmonds, 54 tuổi, sống ở London, nói: "Tôi luôn biết rằng mình bị khó tiêu sau khi ăn tỏi và hành, nhưng chưa bao giờ bị một trận đau khủng khiếp như vậy". Còn được gọi là "hoa hồng hôi", tỏi tươi được sử dụng từ hàng nghìn năm nay ở châu Á để điều trị các bệnh từ huyết áp cao, nhiễm trùng tới tăng cholesterol máu. Hiện nay, tỏi cũng được chấp nhận rộng rãi trong y học phương Tây vì những lợi ích này. Tỏi liều cao được coi là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Người ta thậm chí còn nghĩ tới khả năng dùng tỏi để chống bệnh sốt rét. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia y tế cảnh báo rằng hàm lượng sunfua cao trong tỏi có thể gây viêm đại tràng và viêm da, thông qua việc tiêu hủy các chủng vi khuẩn bình thường của ruột. Theo giáo sư Jeya Henry, chuyên gia về dinh dưỡng tại Đại học Oxford Brookes (Anh), điểm mấu chốt của dị ứng và các tác dụng không mong muốn của tỏi nằm trong số lượng tỏi được dùng. Theo ông, mọi người có thể bị dị ứng với bất cứ thức ăn nào, kể cả nước. Giáo sư Henry đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu tác dụng của các bài thuốc cổ truyền. Để kiểm chứng kết luận của một nghiên cứu nhỏ cách đây 10 năm, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành tìm hiểu về ớt và gừng, và cũng đi đến kết luận rằng cả hai gia vị này đều làm tăng tỷ lệ chuyển hóa của người. Theo các nhà khoa học, điều này giúp cơ thể đốt cháy nhiều mỡ dự trữ hơn và do đó, có thể sẽ được sử dụng như một biện pháp chống béo. Tỏi có chứa sunfua, nhiều axit amin, các muối khoáng như germani (Ge), selen, kẽm và vitamin A, B, C. Thu Thủy (theo BBC)

Beverley Simmonds không hề có ý tưởng gì về sức mạnh của tỏi, cho tới lần bà bị cơn đau bụng dữ dội hành hạ suốt đêm, sau khi thưởng thức một món ăn Italy hấp dẫn. Ngày hôm sau, khi đi khám bác sĩ, bà mới biết rằng mình bị ngộ độc gan, có thể do quá nhạy cảm với tỏi.
Bà Simmonds, 54 tuổi, sống ở London, nói: "Tôi luôn biết rằng mình bị khó tiêu sau khi ăn tỏi và hành, nhưng chưa bao giờ bị một trận đau khủng khiếp như vậy".
Còn được gọi là "hoa hồng hôi", tỏi tươi được sử dụng từ hàng nghìn năm nay ở châu Á để điều trị các bệnh từ huyết áp cao, nhiễm trùng tới tăng cholesterol máu. Hiện nay, tỏi cũng được chấp nhận rộng rãi trong y học phương Tây vì những lợi ích này. Tỏi liều cao được coi là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Người ta thậm chí còn nghĩ tới khả năng dùng tỏi để chống bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia y tế cảnh báo rằng hàm lượng sunfua cao trong tỏi có thể gây viêm đại tràng và viêm da, thông qua việc tiêu hủy các chủng vi khuẩn bình thường của ruột. Theo giáo sư Jeya Henry, chuyên gia về dinh dưỡng tại Đại học Oxford Brookes (Anh), điểm mấu chốt của dị ứng và các tác dụng không mong muốn của tỏi nằm trong số lượng tỏi được dùng. Theo ông, mọi người có thể bị dị ứng với bất cứ thức ăn nào, kể cả nước.
Giáo sư Henry đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu tác dụng của các bài thuốc cổ truyền. Để kiểm chứng kết luận của một nghiên cứu nhỏ cách đây 10 năm, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành tìm hiểu về ớt và gừng, và cũng đi đến kết luận rằng cả hai gia vị này đều làm tăng tỷ lệ chuyển hóa của người. Theo các nhà khoa học, điều này giúp cơ thể đốt cháy nhiều mỡ dự trữ hơn và do đó, có thể sẽ được sử dụng như một biện pháp chống béo.
Tỏi có chứa sunfua, nhiều axit amin, các muối khoáng như germani (Ge), selen, kẽm và vitamin A, B, C.