Sự độ lượng - ai có quyền phán xét?

“Chồng chết, con chết, làm sao tôi sống được” – đó là lời mẹ tử tù Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên xử phúc thẩm ngày 11/11. Trước hoàn cảnh quá bất hạnh của người mẹ tử tù, một số ý kiến cho rằng gia đình nạn nhân nên xin giảm án cho Nghĩa, vì theo nhận định của các luật sư trước đó, đây là cách duy nhất Nguyễn Đức Nghĩa có thể thoát án tử hình.

Bạn có cho rằng chúng ta có quyền phán xét hay bình luận gì về hành động của phía gia đình nạn nhân hay không? Có ai có quyền đòi hỏi lòng độ lượng từ gia đình nạn nhân?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bây giờ thì áp lực của dư luận đối với gia đình nạn nhân rất lớn .
Nếu không chấp nhận xin giảm án cho Nghĩa thì hóa ra người không độ lượng , mà xin giảm án thì khác nào giết con mình lần nữa .
Vì những lý do đó mà bất cứ lời nói , hành động nào của chúng ta bây giờ cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của gia đình nạn nhân . Trong khi con họ chết chúng ta không có được lời động viên , thăm hỏi thì những giây phút này chúng ta hãy để họ tự quyết định lấy .

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Tôi nghĩ Tòa phúc thẩm Y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa là hợp lý, tội ác cần phải được nghiêm trị. Còn ai đó đòi hỏi lòng độ lượng từ phía gia đình nạn nhân thì hãy thử đặt mình vào vị trí của họ, bạn hãy xem lại quá trình giết người của Nghĩa, từ chặt đầu, chắt và cắt gọt chân tay, rồi vứt đầu xuống sông, thi thể của nạn nhân lõa thể đến cả chục ngày, người nhà nạn nhân phải ngày đêm đi tìm phần thi thể còn lại của nạn nhân nhiều ngày sau đó. Còn nỗi đau nào lơn hơn được nữa. Tôi tin rằng khi bạn đọc lại toàn bộ diễn biến của vụ án thì sẽ thấy rằng ĐÒI HỎI LÒNG ĐỘ LƯỢNG TỪ GIA ĐÌNH NẠN NHÂN LÀ MỘT ĐÒI HỎI QUÁ ĐANG.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Mạng sống con người rất quý giá,Mạng sống của bố Nghĩa cũng vậy. Vậy thì ai cho Nghĩa cái quyền tước đoạt mạng sống của người khác.Khi Nghĩa tước đoạt mạng sống một cách dã man,kết án tử hình cho người yêu mình như vây thì ai cho Nghĩa cái quyền được thoát án tử hình.
Pháp luật Viêt Nam mang tính răn đe và giáo dục,phải có răn đe thì mới có thể giáo dục được,nếu như Nguyễn Đức Nghĩa thoát án tử hình thì sẽ có tiền lệ trong giáo dục luật pháp Việt Nam,sẽ có bao nhiêu Nguyễn Đức Nghĩa nữa.
Pháp luật có "lý" và có "tình",nếu dùng "tình" với Nghĩa thì phải dùng "lý" với gia đình nạn nhân ư.Hoàn cảnh của họ không xứng đáng được hưởng "tinh" sao.Và nếu như người ra đi không phải là bố Nghĩa mà là bố nạn nhân thì sao,Thì ai sẽ cho họ cơ hội thứ 2 đây

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước

Mình xin không bình luận về câu hỏi "Ai có quyền phán xét"! Nhưng xin góp ý nhỏ đến ý kiến của bạn "Ảo ảnh".
Bạn "Ảo ành" cho rằng:
- Nếu tha thứ, thì họ (cha mẹ) sẽ giết con một lần nữa?
Xem ra, có gì không ổn vế cách suy nghĩ của cá nhân và có nên phân tích một chút để chúng ta có cái nhìn thiện mỹ hơn!

1. Nếu ai đã từng nghiên cứu qua "Luật Nhân Qủa" hay "Nghiệp Báo &Luân Hồi"..v..v... thìít nhất cũng thấu hiểu 2 luận điểm cơ bản

a. Bản thân ai gieo nhân nào phải gặt qủa đó (không ai có thể chịu hình phạt thay mình được)
b. Mọi triết lý sống thường khuyên con người vựot qua "cái ngã" & "sự chấp" của mình để hướng
thiện.
Vậy, nếu cha mẹ (nạn nhân) nghĩ như ý kiến của bạn "Ảo ảnh", thì Nghĩa chỉ có một con đường chết. Vô hình trung, cha mẹ (nạn nhân) "bị cuốn" vào ác nghiệp (ý) khi phải dùng cái chết của Nghĩa để "không giết con mình lần nữa".
Ai cũng biết "Luật Nhân Qủa" rất công bằng, không ai có thể thừa hành thay nó.
Vậy, cha mẹ (nạn nhân) không giết con mình lần nữa, nhưng lại "giêt" chính bản thân mình khi tự mình rơi vào vòng xoáy của ác nghiệp!
Có ai biết được cố gái xấu số kia cũng có ý nghĩ (phải giết Nghĩa) như vậy không?

2. Nếu cha mẹ nạn nhân đau khổ vì cái chết của con mình, thì cũng nên thấu hiểu rằng mẹ của Nghĩa sẽ đau khổ nhiều hơn gấp nhiều lần khi chồng đã chết & con (sẽ) chết!

Có gì vui không khi cả 2 bên đều đau khổ?
Xin trích lựoc 2 câu thơ " Thân như điện ảnh hữu toàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô"
Nếu biết cuộc sống là vô thường, thì xin hãy giúp nhau gảim nỗi đau trần thế để cuộc sống thanh bình hơn & nhân bản hơn!

Nếu có gì không phải, xin bạn "Ảo ảnh" tha thứ & bỏ qua!


Chân Thành cám ơn!

biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Không ai có quyền phán xét nhưng thử nghĩ xem. Người chết thì cũng đã chết rồi. chỉ còn người sống là đau khổ. vậy tại sao không độ lượng một chút. Chết là hết. là xong nợ với gia đình nạn nhân nhưng thử hỏi nếu người mẹ kia cũng vì đau buồn quá mà chết thì thử hỏi cái giá đó có quá đắt không? Một mạng người đền bằng hai tính mạng chưa đủ hay sao mà còn muốn thêm?
Vả lại tôi thực sự không thích câu nói của bố nạn nhân: Tôi muốn loại trừ Nghĩa khỏi đời sống vĩnh viễn.
Câu ấy có lạnh lùng và nhẫn tâm quá không? bác làm sao có quyền loại trừ bất kỳ người nào ra khỏi cuộc sống của họ. Nếu vậy bác ấy cũng không khác gì một kẻ giết người máu lạnh, chỉ khác việc là bác ấy không ra tay giết người mà mượn đến PL thôi.
Dù vậy bác ta vẫn thanh minh cho sự lạnh lùng của mình bằng câu: “Có mấy ai chết mà phải đưa ma hai lần như con gái tôi”.
Đưa ma chỉ là nghi lễ còn chết người mới là hiện thực. ở đây sắp sửa có người thứ hai chết để đền một mạng cho gái bác. Nói chung là quá cứng nhắc. nhẫn tâm.
Nếu gia đình nạn nhân đồng ý xin cho Nghĩa thoát tội chết thì anh ta cũng bị chung thân cả đờ. đâu có được tự do. Để người mẹ còn có thể thăm con khi nó còn sống đấy cũng là một hành động đẹp và để anh ta tự ssuy ngẫm, sám hối về tội ác của mình có phải hơn không?

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Xét trên những hành vi của bị cáo đã gây ra cho nạn nhân thì mức án tử hình là rất đúng.bị cáo là một con người, khi bị cáo giết nạn nhân bị cáo có lòng nhân hậu với nạn nhân ko? bị cáo có khoan hồng cho nạn nhân ko? vì thế luật của VN ta đã quy định như thế nào thì cứ làm như thế đó.khoan hồng là chính sách mà nhà nước ta thể hiện lòng vị tha cho những "con người" lầm đường mà biết quay đầu,còn đối với kẻ sát nhân máu lạnh,một con người co lòng dạ của thú vật thì ko nên khoan hồng.tôi tin cho dù bản án vẫn được giữ nguyên thì người dân VN cũng chả có ai trách cứ pháp luật VN là quá khắc khe.

tun oi
tun oi
Trả lời 13 năm trước

Giết người phải đền tội, ác giả ác báo, ko thể khoan hồng được, giết người là tôi không thể tha thứ dc, huống hồ giết dã man đến vậy, nếu tội gia đình Nghĩa vậy thì ai tội cho gia đình nạn nhân. Nếu như độ lượng với Nghĩa đến mức thấp nhất là phải ở tù chung thân, ở tù cho đến chết, để người mẹ có thể vào thăm con, đồng thời cũng để cho lương tâm của Nghĩa bị dằn vặt đến suốt đời. Như vậy là quá độ lượng.

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước

Từ trước đến nay, Pháp Luật nước ta luôn mở rộng khoan hồng đối với những con người lầm lỡ biết ăn năn hối cải đồng thời trong xã hội này cũng có những người luôn có lòng vị tha đối với người khác, nhưng ở đây chúng ta phải hiểu và tách bạch giữa hai câu chuyện : câu chuyện gia đình nghĩa và câu chuyện về hành vi của Nghĩa
Với góc độ nhân sinh quan thì gia đình Nghĩa đúng là gặp sự bất hạnh quá lớn, với một người mạnh mẽ mà tai họa liên tiếp ập đến còn chưa biết thế nào chứ đừng nói là một người phụ nữ yếu đuối như bà Chuyên. Nhưng không thể vì chuyện mất mát này mà pháp luật lại không nghiêm trị, vì Nghĩa đã lớn đủ để biết việc phạm tội của mình cho nên không thể xem đó là ân huệ cho Nghĩa mà giảm án tử hình .còn đối với bà Chuyên thì chúng ta có thể chia sẽ và cảm thông sâu sắc đến với bà và cầu mong bà sẽ có nhứng giây phút an lành cuối cuộc đời này.

pqy
pqy
Trả lời 13 năm trước

Ai cũng có lý lẻ riêng của mình , Tôi đã theo dzõi vụ xét xử này ngay từ đầu khi mà phát hiện thi thể nạn nhân cho đến hôm ngày xét y án tử hình .
Với hành động của Nghĩa thì không thể chấp nhận và dù nói gì thì cũng không thể tha thứ được , tại phiên tòa hôm qua Nghĩa nói hãy cho anh được sống , anh khao khát được sống , vậy lúc anh tước đi quyền sống của nạn nhân thì anh đã nghĩ đến điều đấy chưa ? Nói chung là Tôi chấp nhận với án tử hình của Nghĩa ,trước khi Ông Hùng qua đời .
Nhưng sau khi Ông Hùng bị tai nạn qua đời cách đây vài ngày trước , rồi qua cuộc phỏng vấn của phóng viên với Bà Chuân , Tôi nghĩ nhà nước và mọi người hãy bao dung rộng lượng trước nỗi đau mất mát của Bà Chuân , khi đứng nhìn chồng và con ra đi lần lượt .
Tôi rất buồn và chia sẽ đến gia đình Ông Ba ,Tôi cũng thấu hiểu nỗi đau khổ của gia đình nạn nhân , nhưng xin hãy vì 1 người đàn Bà bất hạnh đang thấm dần đau khổ mà nhìn lại.
Tại sao chúng ta không để cho Nghĩa phải sống để trả cái giá mà Nghĩa đã gây ra , tử hình chết đi có phải quá nhẹ tội cho Nghĩa không ? Nghĩa chết đi thì đúng người đúng tội đã đành, nhưng người còn sống là Bà Chuân , Bà sẽ như thế nào ? Tôi nghĩ có khi con chết rồi Bà sẽ chết theo , rồi con gái Bà ...Chị sẽ ra sao ?.Dường như đang diệt hết cả nhà Bà Chuân , tại sao chúng ta cứ dồn người khác vào 1 đường cùng ngõ hẹp mà không cho họ 1 con đường sống để họ phải trả tội .
Không có hình phạt nặng nề nào bằng hình phạt lương tâm cả , người dân VN muôn đời từ xưa đến nay luôn có 1 kết thúc có hậu , từ câu chuyện cổ tích cho đến truyện dân gian truỳen miệng bước ra đều có 1 kết thúc có hậu, vậy tại sao bây giờ chúng ta không cho nó có 1 kết thúc có hậu.
Tôi rất buồn khi Nghĩa vẫn y án tử hình ....Hãy cho anh ta 1 cái án tù chung thân .
Mà thôi, chúng ta nên để cho gia đình nạn nhân quyết định .

gj
gj
Trả lời 13 năm trước

Cần phải tách việc bố Nghĩa chết ở đây la do tai nạn, đó là sự ngẫu nhiên, không thế lấy lý do đó giảm án cho Nghĩa. Với hành động giết người dã man như vậy thì không thể tha thứ, Mẹ Nghĩa cũng không nên hy vọng vào người con bất nhân, bất nghĩa như vậy. Do đó, theo tôi hay để cho luật pháp làm đúng luật, không vì lý do “Chồng chết, con chết, làm sao tôi sống được” mà đòi hỏi gì ở gia đình nạn nhân. "Sự độ lượng" phải dùng cho đúng nơi, đúng chỗ, trong trường hợp này không cần thiết phải dùng.