Máy dán cạnh hay còn gọi là máy dán chỉ, máy dán keo dùng để dán cạnh gỗ, ván ép, ocan, MDF, MFC, cạnh tủ, cạnh giường, bàn, ghế. Máy dán cạnh chia làm 3 loại: dán cạnh tự động, bán tự động và dán tay, có thể dán cạnh thẳng hoặc dán cạnh cong tùy theo từng loại máy.
Đi đầu trong ngành máy chế biến gỗ, các nhà sản xuất Đức, Ý là những bậc tiên phong và luôn giữ vững phong độ cho đến ngày nay. Giá thành của một chiếc máy dán cạnh tự động Châu Âu mới khá đắt đỏ, có thể nói là cả một gia tài. Do vậy, máy dán cạnh tự động Châu Âu cũ luôn được các xưởng nội thất ưa chuộng. Bên cạnh đó, máy dán cạnh tự động liên doanh đang ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi chất lượng tốt và giá cả vừa phải.
Máy dán cạnh tay, tự động, bán tự động hay bất cứ loại máy móc nào cũng cần được bảo trì, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ và gia tăng năng suất. Việc đầu tư một chiếc máy dán cạnh tốt sẽ không còn ý nghĩa gì nếu chúng ta vô tình quên đi khâu bảo dưỡng – một trong những khâu cực kỳ quan trọng để duy trì tình trạng hoạt động máy. Vậy chúng ta nên bảo trì máy như thế nào?
Sau mỗi lần sử dụng máy dán cạnh, cần chú ý vệ sinh máy và khu vực làm việc sạch sẽ như: xịt bụi, dăm chỉ, kiểm tra túi hút bụi, gắn chặt ống dẫn bụi.
Sau mỗi tuần hoặc sau 12 tiếng làm việc liên tục, nên kiểm tra các thiết bị máy móc bao gồm bánh xích, vòng bi, hệ thống hút bụi, hệ thống nén. Nên tra dầu vào hệ thống khí nén, vòng bi, ray trượt để máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
Cần lựa chọn loại keo phù hợp với gỗ và nằm trong khoảng quy định của máy, nấu keo đến nhiệt độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thường xuyên vệ sinh nồi keo, làm sạch nếu keo dính vào thành nồi hoặc vương vãi ra ngoài.