Đáp ứng nhu cầu dùng “chùa” mạng WiFi từ các tiệm café Internet, ngày càng có nhiều người dùng máy tính tìm mua thiết bị thu sóng wifi nhỏ gọn với giá chỉ từ 100.000 đồng trở lên.
Sắm để dùng… “chùa”
Mới dọn về sống tại khu đô thị Định Công, đang lúc bí bách chưa lắp đặt được đường truyền Internet thì anh Hoàng (nhân viên công ty Licogi) cũng nhanh chóng… phát hiện ra xung quanh nhà cũng có đến hàng chục quán café Internet đang “hối hả” cung cấp WiFi miễn phí ngày đêm. Tính ngay đến việc “dùng chùa”, tuy nhiên sóng wifi từ quán café đến chiếc laptop HP của anh Hoàng lại rất chập chờn, mạng có thể rớt “bất đắc kỳ tử” khi đang tải hoặc gửi dữliệu. Thế nên, nghe theo lời bạn bè mách nước “sắm cái thu sóng wifi về mà dùng”, anh lập tức lên mạng săn cho bằng được. Thiết bị bắt sóng Wi-Fi đắt hàng.
Chỉ mới lướt web… sơ sơ đã có đến vài chục địa chỉ rao bán được ra mắt anh Hoàng với đủ loại thiết bị đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… với giá chỉ từ 150 nghìn đồng. Hầu hết những thiết bị như vậy đều được quảng cáo bằng những lời “dụ dỗ” rất mùi mẫn, kiểu như “Khu vực nhà bạn có nhiều điểm phát sóng WiFi nhưng tín hiệu rất yếu, bạn có muốn thu để sử dụng miễn phí?”, khiến cho bất kỳ ai đang sở hữu một chiếc laptop hoặc máy tính để bàn có tính năng kết nối wifi cũng phải suy nghĩ cân nhắc đến khả năng… rút ví để mua.
Đáng chú ý, không giống như năm 2010 người dùng dường như chỉ biết đến thiết bị như Wifi Sky, Blue Way (được quảng cáo rầm rộ là thu sóng tới trên 1km), thì thị trường Hà Nội hiện nay hàng loạt thương hiệu như Buffalo, Tenda, Linksys… xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… đang được tung ra với giá ngày càng rẻ. Trong đó, phổ biến loại ăng-ten 3.5dBi cho tới 10dBi với giá bán từ 150 nghìn cho tới trên 1 triệu đồng.
Ví dụ như model W311Ma của hãng Tenda (chuẩn N 150Mbps, hỗ trợ anten 3.5dBi) được thiết kế nhỏ gọn tương tự một chiếc bút bi nên có thể dễ dàng mang theo trong cặp sách, balô để sẵn sàng “tác nghiệp”. Sản phẩm được bán với giá 220.000 đồng, bảo hành 12 tháng. Còn Model W311P (chuẩn N 150Mbps) hàng chính hãng Tenda có giá nhỉnh hơn một chút là 250.000 đồng.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến nhiều loại thiết bị khác như USB WiFi SK-36N, Antena SK-168, Buffalo G300N… Như USB Wifi SK-36N, đây là thiết bị hoạt động trong dải tần số 2.4GHz, ăng-ten 10dBi, ứng dụng công nghệ bảo mật WEP, có tốc độ dữ liệu đạt 150Mbps (chuẩn 802.11n). Thiết bị này hỗ trợ tất cả các hệ điều hành thông dụng hiện nay như Windows 98SE, ME, 2000, XP, Vista, Windows 7 hay Linux, Mac. Và đương nhiên, do tính năng mạnh nên giá thành sản phẩm này cũng thuộc hàng đắt hàng đầu hiện nay, lên tới 1 - 1,2 triệu đồng tuỳ theo từng nơi bán. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị này rất đơn giản, chỉ cần cài đặt phần mềm kèm theo và kết nối thiết bị với máy tính thông qua cổng USB là… chạy.
Tiết kiệm bạc triệu nhờ… ly trà
“Sản phẩm USB WiFi SK-36N tuy không thể “bắt sóng mạnh” từ 500m đến 1000m theo như lời quảng cáo nhưng chất lượng “túm” sóng trong thực tế khá ổn, có thể kích lên tới 3 vạch ở khoảng cách gần 70 mét”, anh Hoàng tiết lộ.
Nhỏ gọn, tiện lợi và số tiền bỏ ra để “đầu tư” cũng rất nhỏ so với chi phí phải trả cho thuê bao Internet trọn gói hàng tháng (cũng phải ngót 300.000 đồng như gói dịch vụ mà FPT hay VNPT đang cung cấp), thế nên qua tại một số cửa hàng bán thiết bị tại Hà Nội, hiện nay thiết bị thu sóng wifi đang là mặt hàng “hot” được nhiều người có nhà ở gần các điểm café wifi sẵn sàng sắm về.
Theo một công ty chuyên bán phụ kiện tại Hà Nội, loại có giá từ trên 200.000 cho tới dưới 600.000 đồng đang được tiêu thụ khá nhiều. Trong khi đó cũng đáng chú ý, hiện nay người dùng không mấy quan tâm đến loại thiết bị được quảng cáo là có khả năng “bắt sóng xa tới hàng cây số”. Bởi, cho dù chưa rõ chuyện thu sóng xa theo lời quảng cáo như vậy thực hư ra sao, thế nhưng theo chị Thu Nga, nhân viên công ty máy tính Tân Thịnh (Hà Nội) thì liên quan đến một vấn đề rất quan trọng là phải biết được mật khẩu mới có thể sử dụng được thiết bị. Thế nên tâm lý khách hàng hầu hết cũng chỉ cần mua loại có khả năng thu sóng trong khoảng 100 mét trở lại với giá vài trăm nghìn đồng là cũng có thể… ung dung sử dụng.
Còn chuyện vô cùng quan trọng là… làm thế nào để lấy được mật khẩu của các tụ điểm café Internet, đối với những người đang dùng chùa WiFi thì đây là vấn đề rất dễ dàng, khỏi cần đến thiết bị hay phần mềm dò mật khẩu wifi mà hồi năm 2010 báo chí đã từng phản ánh. “Đây không phải là vấn đề quá bận tâm, chỉ cần gọi một ly trà Lipton với giá khoảng chục nghìn là có thể tự tin hỏi chủ quán mật khẩu wifi. Còn nếu… cẩn thận hơn, chỉ cần dạo qua 3 điểm với cách thức… gọi đồ uống như thế là cũng có thể nắm trong tay vài tài khoản để lựa chọn… dùng dần”,