Nguyễn Hữu Dũng
Trả lời 16 năm trước
1 - Sao lưu dữ liệu quan trọng trên ổ cứng của bạn.
2 - Bắt đầu cài: có hai lựa chọn
a - Bỏ đĩa OSX số 1 vào máy đang chạy rồi chọn Install MAC OSX và nhận Restar để bắt đầu quá trình cài đặt. Bạn phải nhập mật mã(password) để được cài lại máy.
b - Bỏ đĩa vào máy, và khởi động lại máy(không nhấn vào biểu tượng Install MAC OSX và chủ động khởi động lại máy). Khi máy đã tắt và bắt đầu mở lên thì bạn nhấn phím C lúc đó máy sẽ khở động từ đĩa cà đặt thay vì từ ổ cứng của bạn.
3 - Chọn lựa ngôn ngữ, chia ổ cứng...Ổ cài OSX nên để ít nhất là 30G
- Chọn ngôn ngữ mà bạn dùng trong quá trình cài đặt cũng như sẽ sử dụng mặc định cho HĐH sau khi cài xong.
- Sau khi bạn chộn ngôn ngữ và nhấn tiếp tục bạn chọn mục Utility trên thanh công cụ bên trên trong mục này có Disk Utility dùng để chia ổ đĩa.
Việc chia ổ cứng diễn ra khoảng 5 phút và ổ cứng của bạn sẽ được xóa sạch. Sau khi đã chia xong thì ta đóng của sổ Disk Utility lại và quay lại tiếp tục cài.
4 - Chọn ổ cứng để cài hệ điều hành: Bạn sẽ thấy số lượng đĩa cứng bạn chia có trong bảng chọn. Hãy chọn một ổ để cài đặt.
Nếu bạn không muốn chia lại ổ cứng thì chọn nút Option trong bản chọn ổ đĩa và chọn cách bạn muốn cài đặt: Nên chọn Erase and Install để xoá sạch ổ cứng.
5 - Lựa chọn các phần mềm được cài vào OSX, tiết kiệm đĩa cứng:
- Phần driver máy in: không cần để lại, xoá tất cả, nếu cài máy in nào vào thì sẽ tải driver của máy đó.
2 - Phần ngôn ngữ: Đây là ngôn ngữ của toàn bộ hệ điều hành chứ khôngphải là ngôn ngữ hiểu thị, do đó có bỏ đi thì máy vẫn thể hiện tốt các ngôn ngữ trên website hay mail...Để lại gói ngôn ngữ này giúp ta có thể dễ dàng chuyển từ osx tiếng anh sang các thứ tiếng khác sau này nếu cần.
- Phần iWork: nếu có MS Office 2004 rôì thì cái này không cần thiết.
- Phần iLife: bạn có thể thử, nhưng cũng không cần
- Phần Gagae band gì đó thì là phần soạn nhạc, không cần thiết, cả những dữ liệu liên quan ngay kế bên dưới nữa.
- Phần MS Office 2004 Test driver: không cần, có đĩa cái thật thì hay hơn là test driver.
...
Các bạn chọn để chuật vào phần nào thì ở dưới có giải thích ứng dụng đó, nên đọc và biết là mình đang chọn hay bỏ cái gì.
6 - Máy tự động cài đặt và khởi động lại.
7 - Chọn quốc gia: Sau phần chào bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì ta được yêu cầu nhập nước mà mình đang ở, chú ý là nhập đúng VietNam nếu bạn đang ở VN, bảng danh sách chọn sẽ không hiện ra lựa chọn VietNam, hưng bạn bấm vào nút Show all thì nó sẽ hiện ra.
Việc này hết sức quan trọng, nếu bạn chọn nước khác sẽ rất khó điền số đt và địa chỉ cho phần sau.
8 - Chọn ngôn ngữ bàn phím: Có hai lựa chọn 1 là usa hai là Vietnam (cờ vn). Lần này ta chọn USA vì bộ gõ tv này không dùng được, không giống những gì ta dùng ở vn không phải vni hay telex ...
9 - Điền thông tin cá nhân: Chú ý:
Area Code là mã bưu điện thành phố. VN HCM là 08, HN là 04...đây không phải là mã quốc gia 084.
Phần điện thoại thì bạn phải đánh đúng:
vn: 0989.298.398 ta đánh như sau: 98 - 9298398