Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Trả lời 16 năm trước
Bé đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa, một tai biến thường gặp khi bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy. Sặc là hiện tượng gây ra do thức ăn, nước uống lạc vào đường hô hấp, có thể đi vào tận phổi, làm trẻ tử vong ngay sau khi sặc (nếu qua khỏi cũng dễ bị sưng phổi). Trẻ càng bé càng dễ sặc vì thần kinh chưa trưởng thành, các phản xạ thở và nuốt dễ bị rối loạn. Để tránh cho trẻ khỏi bị sặc, cần chú ý: * Lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.Trẻ thường bị sặc ngay từ lúc bắt đầu bú do dòng sữa chảy vào mạnh và đột ngột. Vì vậy, bà mẹ phải giữ bầu vú để điều chỉnh dòng sữa. Với bú bình, lỗ châm kim ở đầu vú không được to quá. * Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc. * Khi đổ sữa cũng như khi cho ăn bột, cần phải chờ trẻ nuốt hết miếng trước rồi mới bón tiếp. * Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện. Nếu người vừa cho bú vừa à ơi nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc. Khi trẻ đang ăn, không nói chuyện hoặc kích thích trẻ cười. Nếu trẻ khóc thì nên dỗ cho nín rồi mới cho bú cho ăn. [b]Khi trẻ bị sặc, cần:[/b] * Ngừng cho ăn ngay lập tức. * Nếu trẻ đang bú nằm thì lật đầu trẻ nghiêng một bên, hay lật sấp trẻ xuống (nếu trẻ ngồi thì giúp trẻ cúi đầu ra phía trước) để chất dịch có thể thoát ra ngoài mồm, mũi, không đi ngược vào đường thở. * Nếu trẻ vẫn còn sặc, phải mút ngay các chất dịch ra khỏi đường hô hấp bằng cách ngậm mồm mình vào mũi trẻ, một bàn tay bịt mồm trẻ lại rồi mút thật mạnh. Có thể làm như thế vài ba lượt. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả. Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Khi bị tắc sữa, việc đầu tiên bạn cần làm là day ép hai bầu vú bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào bầu vú. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại; Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy.

Kết hợp dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như: Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu vú (trừ đầu vú), phủ khăn giấy mềm, băng lại.

Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp bầu vú thì sau 3, 4 ngày sẽ hết tắc. Hoặc dùng lá mít hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới hoặc nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai vú theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội.

Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu có thể gây ra áp-xe vú.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường không cứu kịp. Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc.

- Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện. Nếu người vừa cho bú vừa à ơi nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.