Theo các bạn thì khi nào nên tẩy giun cho bé ? Một bé trai 4 tuổi ở cạnh nhà mình hôm vừa rồi bị đau bụng, mẹ bé đưa vào Viện Nhi khám, BS siêu âm và nói là bụng có rất nhiều giun . Mà chị ấy nói là tẩy giun đều cho bé 6 tháng/lần từ khi bé được 1 tuổi rồi đấy. Mình nghe vậy thì giật mình vì mình chưa hề có ý định tẩy giun cho bé nhà mình cho tới khi bé được ít nhất 2-3 tuổi. Các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này không, tư vấn giúp mình với.
Cảm ơn nhiều nhé.
Khi con bạn bị bệnh, bé thường có những biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, biếng ăn,… khiến bạn phải chú ý và đưa bé đi khám bệnh. Nhưng nếu bị nhiễm giun bé chẳng có triệu chứng gì đặc biệt cả cho đến một ngày kia, bạn cảm thấy có vẻ bé không lên cân, hoặc đêm bé trăn trở không ngủ được vì ngứa hậu mộn, hoặc bé đi tiêu ra giun, ói ra giun… Khi đó, bạn mới biết con mình đã bị nhiễm giun và vội đi mua thuốc tẩy giun cho bé.
Điều kiện vệ sinh ở nước ta còn kém, trứng và ấu trùng giun vung vãi khắp nơi trong không khí. Các em bé hay lê la nghịch đất cát, mút tay, hoặc cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn (dơ) nên tỷ lệ trẻ em ở nông thôn và trẻ thường bị nhiễm nhiều loại giun cùng một lúc.
Nhiễm giun, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.
Để tẩy giun cho trẻ thường dùng các loại thuốc sau:
• Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi dùng 100mg.
• Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 500mg.
• Pyratel: thuốc cho tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên với liều duy nhất 10mg/kg cân nặng.
Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Do đa số thuốc không có tác dụng trên dạng ấu trùng nên cần lập lại một lần nữa sau 2-3 tuần. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau đó 3 tuần và sau 6 tháng.
Để tránh hoặc giảm tình trạng nhiễm giun sán cho bé, cần chú ý phòng ngừa là hơn cả:
• Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.
• Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chún, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
• Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi tiêu, không cho bé đi tiêu bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần xẻ đáy.
• Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
• Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần và nhắc lại sau đó 3 tuần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà