Lười vận động, các thương tổn khi chơi đùa; ngồi lỳ hàng giờ xem tivi và cặp sách quá nặng là những nguyên nhân khiến lưng của trẻ như oằn đi. Trẻ kêu đau mình mẩy, đau lưng, vai vào cuối tuần là những dấu hiệu báo động về chiếc cặp sách của trẻ.
Vậy nên:
- Cặp sách cho trẻ từ 5-17 tuổi không được nặng quá 10% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, nếu trọng lượng của con bạn là 30kg thì trọng lượng tối đa của cặp là 3kg.
- Chọn những cặp có kích thước vừa phải, để hạn chế xu hướng tham lam lo sợ nhét đầy những đồ vật không cần thiết vào đó. Tâm lý trẻ cũng giống như người lớn, càng có cặp to thì càng nhét nhiều thứ vô tích sự.
- Ngăn cặp phải được phân bổ đồng đều để tránh độ nặng tập trung một bên. Tốt nhất là sắp xếp các đồ vật nặng nhất càng sát cơ thể càng tốt, gần tâm trọng lực và sau đó, luân phiên giữa bên trái và bên phải.
- Cặp phải có dây đeo cả hai vai. Nếu chọn cặp khoác một bên sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị vẹo cột sống. Để trẻ đeo thoải mái, tốt nhất nên chọn dây mềm.
- Điều chỉnh chiều dài dây đeo thật hợp lý để khoảng cách giữa cặp và lưng gần nhất có thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Canada thì cặp càng đeo xa cơ thể thì càng khó giữ thăng bằng và tư thế đúng. Một chiếc cặp đeo hợp lý là phải có dây thắt ngang lưng, choàng qua ngực.
- Những bi đông nước hay đồ ăn sáng không nên để trong cặp để tránh gia tăng trọng lượng.
- Thường xuyên kiểm tra nội dung bên trong cặp có những gì, các đồ vật, quyển vở, sách nào không cần thiết thì nên để ở nhà.
Nếu thường xuyên quan tâm dọn dẹp chiếc cặp, cha mẹ có thể loại bỏ những thứ vô bổ mà trẻ thường nhét vào đó khi thấy thích và rồi quên bỏ ra.
- Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của con. Cho trẻ đứng trên bàn cân khi đeo cặp, không có cặp. Như thế bạn có thể đánh giá được trọng lượng của cặp có phù hợp với thể trạng của con mình hay không.
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến chiếc cặp trong ngày khai giảng mà quên bẵng nó suốt cả năm học.
- Quan sát con khi đeo cặp? Trẻ còng lưng về phía trước hay đổ người về phía sau? Trẻ có dùng tay xách cặp thường xuyên không. Khi đeo cặp, trẻ có đi chậm chạp? Nếu câu trả lời là có thì cần nhanh chóng xem xét lại chiếc cặp ngay