Thành cổ Sơn Tây:
Vị trí: Nằm ngay tại trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Đặc điểm: Đây là một ngôi thành cổ với công trình kiến trúc về quân sự và hệ thống tường, cổng thành được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong.
Đi từ Hà Nội, bạn có thể đi xe máy, hoặc xe buýt về Sơn Tây, sau đó hỏi thăm đến thành cổ, cũng gần thôi!
Thành cố Sơn Tây nổi tiểng không chỉ là một tòa thành cổ với công trình kiến trúc đặc biệt về quân sự mà còn với hệ thống tường, cổng thành được xây dựng bằng đá ong rất vững chắc, kiên cố (đá ong là một loại vật liệu xây dựng đăc trưng của vùng Sơn Tây trước kia).
Thành hình tứ giác, chu vi khoảng 1.304m với 4 cổng vòm ra vào: Đông, Tây, Tiền, Hậu; mỗi cổng có vọng lâu cao 18m để có thể lên đó quan sát mọi vật ở dưới và có hệ thống tường thành được xây dựng bằng gạch đá ong cao 5m rất vững chắc, xung quanh thành còn có hào nước sâu 3m, rộng 20m, dài 1.795m.
Phía bên trong có có 4 khẩu súng thần công được đặt ở 4 góc thành, có điện Kính Thiên (tức tòa nhà 5 gian, là nơi làm việc và nghỉ ngơi của nhà vua mỗi khi đi kinh lí, có dinh thự và công đường của các quan Tổng đốc, Án sát, Đề đốc, Đốc học… Ngoài ra còn có giếng nước, cột cờ, trại lính…
Điểm đáng chú ý của thành cổ Sơn Tây là tòa thành này được xây dựng theo kiến trúc của thành vô-băng của Pháp.
Theo sử sách ghi lại, thành cổ Sơn Tây là do kỹ sư S.P.de Vauban – một nhà quân sự người Pháp, thiết kế. Ông là người đã cách mạng hóa nghệ thuật phòng thủ dưới thời vua Lu-I XIV (Louis XIV), chỉ huy xây dựng nhiều thành quan trọng ở nước Pháp như: thành ở Lin (Lille, 1667), ở Na muy (Namur, 1692). Kiểu thành Vô-băng có dạng hình học rõ ràng, có những phần nhô ra góc cạnh, phù hợp với điều kiện quân sự đã phát triển. Tại Việt Nam, kiểu thành này được xây dựng ở một số nơi như: Gia Định (Sài Gòn), thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế), Sơn Tây (Hà Nội), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình)…