Thiết kế trò chơi cho trẻ ?

Các anh chị ở đây có ai biết trò chơi nào có thể giúp trẻ mẫu giáo hình thành biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian không ?

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Bạn tham khảo bài viết sau, mong rằng nó sẽ có ích cho bạn:

Các trò chơi giúp trẻ học hỏi và phát triển tài năng

Tôi là ai?

Trò chơi “Tôi là ai” sẽ giúp trẻ phát triển khả năng toán học, tư duy logic để giải quyết vấn đề. Trò chơi này sẽ rất thú vị nếu cha mẹ biết cách kích thích trẻ theo từng câu đố.

Yêu cầu:

Bước 1: Bố mẹ chơi trước cho trẻ xem.

Bước 2: Bố mẹ đưa cho trẻ 3 quân đomino và cho trẻ một số gợi ý về các quân domino:

Ví dụ 1: Với quân domino (3; 5) bố mẹ có thể gợi ý:

- Mỗi đầu của tôi đều lớn hơn 2.

- Cả 2 đầu đều là số lẻ.

- Tổng số của tôi là 8.

→ Tôi là ai?

Ví dụ 2: Với quân domino(6;2) bố mẹ gợi ý:

- Hai đầu của tôi có khoảng cách là 4.

- Cả 2 đầu của tôi đều là số chẵn.

- Không đầu nào của tôi trống cả.

→ Tôi là ai?

Trẻ sẽ đoán xem đó là quân cờ nào.

Trao đổi cùng trẻ:

- Giải thích cho trẻ tại sao hai quân cờ còn lại không phù hợp với gợi ý đã đưa ra và phân tích cùng trẻ: Tại sao trẻ lại lựa chọn quân cờ đó?

- Đặt câu hỏi cho trẻ: Con đã tìm ra quân domino đó bằng cách nào?

Để kết thúc trò chơi, bố mẹ hãy chọn cho trẻ 3- 5 quân domino và tập để trẻ tự đưa ra gợi ý. Có thể hỗ trợ trẻ nếu trẻ yêu cầu hoặc những gợi ý của trẻ là không phù hợp.

Trò chơi phát triển tài năng

Vui chơi là hoạt động vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Thông qua vui chơi, trẻ sẽ học được những kĩ năng sống, phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thể chất. Để hỗ trợ cha mẹ hơn nữa trong việc chăm sóc và giáo dục con trẻ, từ hôm nay website: www.Chametainang.net sẽ thường xuyên cung cấp các hoạt động chơi giúp cha mẹ và những người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có thêm các hình thức hỗ trợ hoạt động cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy hào hứng hơn trong các hoạt động học tập. Mời các bậc phụ huynh và các bạn theo dõi thường xuyên.

  1. Trò chơi thuyết trình bán hàng

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi rất thích chơi trò bán hàng. Hãy định hướng cho trẻ chơi bán hàng kèm theo thuyết trình về sản phẩm. Thông qua đó trẻ sẽ học đuợc kĩ năng thuyết trình, thuyết phục, đặc biệt là thuyết trình về sản phẩm và giao tiếp cá nhân.

Yêu cầu cần có: Các món hàng đồ chơi hấp dẫn với trẻ (có thể là những sản phẩm thật mà trẻ được phép sử dụng).

Cha mẹ sẽ hỏi trẻ về sản phẩm, hãy gợi ý cho trẻ để trẻ có thể giới thiệu rất chi tiết về sản phẩm của mình(tên sản phẩm, chất liệu, giá…). Khi trẻ đã giới thiệu xong, có thể khuyến khích trẻ đứng lên trình bày lại về sản phẩm của mình.

Nếu có đông trẻ, hãy chia các nhóm và mỗi nhóm có nhiệm vụ giới thiệu một sản phẩm dộc đáo nhất để thuyết phục khách hàng.

Cuối cùng, các khách hàng sẽ bầu ra người bán hàng giỏi nhất (hoặc nhóm bán hàng tốt nhất). Hãy dùng cờ làm phần thưởng cho bé để tăng thêm hứng thú của bé với hoạt động chơi.

  1. Đi tìm kho báu

Tìm kho báu là hoạt động chơi được hầu hết các bé ở tuổi từ 2 tới 10 hào hứng. Thông qua trò chơi trẻ sẽ tăng thêm khả năng giao tiếp và tinh thần đồng đội, phát triển khả năng phán đoán và tư duy logic của trẻ.

Yêu cầu cần có: Những vật dụng và đồ chơi hấp dẫn trẻ, có thể là những vật gây hứng thú như: chìa khoá vàng, mật mã…

Cha mẹ giấu những “báu vật” ở một vài nơi, sau đó phát khẩu hiệu và cho trẻ đi tìm. Cha mẹ có thể tạo nên những mô hình với các chỉ dẫn và các mốc cắm cờ trong điều kiện không gian cho phép hay tham gia vào chơi cùng trẻ để tạo nên sự kích thích hứng thú nơi trẻ.

Trong những lớp học hoặc tập thể có nhiều trẻ, hãy chia trẻ thành các nhóm nhỏ. Khi người điều khiển phát lệnh, trẻ sẽ phải nhanh chóng đi tìm kho báu, nhóm nào tìm được nhanh nhất, nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

Vui chơi giúp trẻ học hỏi và phát triển tài năng

Nhờ vui chơi, trẻ có thể tự khám phá và trải nghiệm theo cách riêng của mình và phát triển những kỹ năng sống mà trường lớp không thể trang bị được cho chúng. Đó là khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, giải quyết xung đột, hoạch định, lãnh đạo...

Kỳ nghỉ hè thực sự với nghỉ ngơi, vui chơi giải trí dường như là một phần thưởng mà các em rất mong đợi, sau 9 tháng học tập với một thời gian biểu dày đặc những "công việc". Nhưng do sức ép học đường, kỳ nghỉ hè trở thành “học kỳ 3”. Chuyện nghỉ ngơi, chơi đùa trở thành một phần thưởng “xa xỉ” mà các bậc phụ huynh thường hạn chế tưởng thưởng cho trẻ một cách “hào phóng”.

“Con tôi năm tới sẽ lên lớp 5, là lớp cuối cấp. Chương trình học của cháu năm tới đây sẽ nặng lắm, nên tôi muốn tranh thủ mấy tháng hè cho cháu học trước đi là vừa!” - Chị Kim Loan ở quận Phú Nhuận, TP HCM, tâm sự. Cũng có những gia đình do không có điều kiện trông nom và không yên tâm khi con tự chơi ở nhà đã tìm cách gửi gắm nhà trường quản lý. Trường hợp của chị Minh Nguyệt, quận Bình Thạnh, là một ví dụ. Chị Nguyệt cho biết: “Tôi rất bận, công việc lúc nào cũng tất bật, nhiều khi phải làm việc quá giờ, thứ bảy, chủ nhật cũng làm luôn. Nhiều lúc thấy con học nhiều quá, cũng tính nghỉ hè sẽ cho cháu đi chơi chỗ này chỗ kia. Nhưng rồi công việc cứ cuốn tôi đi, không biết lúc nào mới dứt ra được”.

Khi được hỏi về kế hoạch cho kỳ nghỉ hè của cậu con trai 8 tuổi của mình, chị Lệ Hoa ở quận 4 cho biết: “Cháu nó cũng xin tôi khi nghỉ hè sẽ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đá bóng và vẽ, nhưng tôi thấy không an tâm vì đâu có thời gian đi theo canh giữ cháu. Lỡ nó chơi bị vấy bẩn, rồi té đau… Tốt nhất là cứ ở nhà, học bài còn có ích hơn”.

Theo quy luật phát triển tâm sinh lý tự nhiên của con trẻ, chơi và học là hai việc khó có thể tách rời. Tiến sĩ Mai Ngọc Luông, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM, cho rằng với những đứa trẻ, sự năng động (chính xác hơn là sự hiếu động) hay ngay cả sự thư giãn của các em thường được biểu hiện cụ thể rõ ràng. Với các em, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới chỉ là sự bắt đầu, chúng muốn được khám phá bằng trực giác, bằng mắt thấy, tai nghe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng không có gì làm cho trẻ nhận biết và phát triển tư duy nhanh hơn là cho chúng tự chạm tay vào đồ vật, tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc.

Chính vì vậy, chơi đùa tưởng chừng vô bổ, thực ra rất tốt cho trẻ. Chơi tạo điều kiện cho trẻ khám phá và mày mò tìm hiểu những cái mới. Khi chơi, trẻ tự đặt ra những câu hỏi ngô nghê nhưng trong nhiều trường hợp là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề mang tính đột phá. Việc chơi còn giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Chơi đùa cùng nhóm sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng như giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Chưa kể, khi vui chơi nếu trẻ có năng khiếu sẽ bộc lộ khả năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, giải quyết xung đột giữa các bạn chơi...

Chơi còn giúp cho bố mẹ phát hiện thiên phú của trẻ. Nhiều trẻ tối ngày cứ mày mò lắp ráp đồ chơi, máy móc hư. Có em thì lại lấm lem bẩn với màu sắc. Trẻ khác thì lại nghịch bẩn với đất cát, cây trồng. Thậm chí có em lại thích lăn lộn với quả bóng. Hãy tôn trọng sở thích của chúng. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là nhất định các em sẽ thành đạt trong những lãnh vực đó. Nhưng những sở thích như vậy sẽ làm cho chúng “tròn trịa” hơn khi lớn lên về thẩm mỹ, tri thức và cả những kỹ năng xã hội mà trường lớp chưa chắc trang bị cho chúng được.

Thông qua vui chơi, cha mẹ còn có thể hiểu được sở thích và mối quan tâm của trẻ, có thể chỉ bằng những món đồ nhỏ mà chúng bỏ quên trong túi quần, hoặc túi áo. Đơn giản là vì trẻ có thói quen giữ lại những vật dụng mà mình thích trong túi quần áo của các em. Những sở thích, thiên khiếu này nếu được nuôi dưỡng có thể trở thành những tài năng lớn sau này. Hãy tận dụng những thời gian trống giữa các kỳ học, và cả những kỳ nghỉ hè để cho các em được vui chơi, vì đó cũng chính là những lúc các em học được rất nhiều.

Chơi trò chơi khác phái, rất có lợi!

Những em gái dành nhiều thời gian chơi thể thao - hoạt động vốn dành cho nam - thì sẽ có hứng thú với môn toán hơn vào 2 năm sau, bất kể chúng có thích môn toán hay không khi 10 tuổi.



Những cô cậu 10 tuổi dành nhiều thời gian chơi các trò thuộc phái đối lập sẽ dễ phát triển các sở thích, kỹ năng và tính cách toàn diện hơn vào 2 năm sau.

Chẳng hạn, những em gái dành nhiều thời gian chơi thể thao - hoạt động vốn dành cho nam - thì sẽ có hứng thú với môn toán hơn vào 2 năm sau, bất kể chúng có thích môn toán hay không khi 10 tuổi. Cũng như vậy, những cậu bé dành nhiều thời gian chơi âm nhạc - hoạt động vốn dành cho phái nữ - sẽ có điểm toán tương đối tốt khi lớn thêm 2 tuổi.

Trong khi đó, những bé gái hay chơi các trò nữ tính như đọc truyện, thêu thùa, nhảy múa hoặc chơi búp bê sẽ phát triển các tính cách điển hình như nhạy cảm hơn và dễ tự ti, nhưng chúng cũng đạt điểm tốt hơn trong môn tiếng Anh.

Kết quả này cho thấy, những gì trẻ em chơi khi 10 tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc đời sau này, người đứng đầu nghiên cứu - bà Susan M. McHale tại Đại học Pennysylvia - nói.

Bà McHale cũng cho biết, theo đuổi những vai trò và sở thích truyền thống thuộc giới tính có thể thu hẹp khả năng của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể khuyến khích con cái tham gia những hoạt động không gắn liền với giới tính để mở rộng khả năng.

McHale và cộng sự đã phỏng vấn 200 bé trai và bé gái 10 tuổi về lượng thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày. Hai năm sau, các nhà nghiên cứu hỏi chúng về điểm học, thú vui và tính cách.

Mặc dù sở thích khi 10 tuổi phản ánh phần lớn kỹ năng, tính cách và thú vui của trẻ vào 2 năm sau, nhưng với con trai, mối quan hệ của chúng phức tạp hơn một chút. Chẳng hạn, McHale nhận thấy con trai chơi với con trai nhiều thì nhạy cảm hơn. Ngược lại, con gái dành nhiều thời gian chơi với con gái lại kém nhạy cảm đi.

McHale giải thích rằng, khi con trai chơi với nhau, chúng thường chơi theo nhóm đông, thực hiện các nhiệm vụ tập thể và tuân theo quy tắc phức tạp. Trong khi đó, con gái thường chơi trong nhóm nhỏ hơn và dành chủ yếu thời gian để chuyện trò.

Kết quả này cho thấy con gái không cần phải rèn luyện những kỹ năng mà con trai cần khi chơi thể thao, bởi nó sẽ làm mất đi tính nhạy cảm. McHale gợi ý cha mẹ có thể khuyến khích con gái chơi với con trai và dạy chúng tinh tế hơn với người khác.