Phân tích câu nói của bác " là cán bộ phải : cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư "?

Kim
Kim
Trả lời 13 năm trước


Xin lỗi bạn, tôi xoá câu trả lời.

vietnam
vietnam
Trả lời 13 năm trước

Bạn tham khảo tại link này nhé

http://www.scribd.com/doc/21730167/Nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB%A9c-v%E1%BB%81-c%E1%BA%A7n-ki%E1%BB%87m-liem-chinh-theo-quan-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-H%E1%BB%93-Chi-Minh

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

Hướng dẫn cụ thể

Ngày 30/5/1949, trên báo “Cứu Quốc” với bút danh Lê Quyết Thắng, Bác viết bài bình luận về chữ “Cần”: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: Cần. Kiện. Liêm. Chính/ Thiếu một mùa thì không thành Trời/ Thiếu một phương thì không thành Đất/ Thiếu một đức thì không thành Người” và phân tích sâu vào chữ “Cần” gắn với khái niệm về “Chuyên”, “Siêng năng” và “Kế hoạch”.


Ngày 31/5/1949, “Báo Cứu Quốc”, đã đăng bài “Kiệm” của Bác phân tích sự gắn kết: “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người... Thời giờ cũng cần tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được...

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Việc đáng tiêu không tiêu là bủn xỉn chứ không phải là kiệm. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ... Cho nên người yêu nước phải thi đua thực hành tiết kiệm”.

Ngày 1/6/1949, báo “Cứu Quốc” đăng tiếp bài “Thế nào là Liêm?” trong đó phân tích: “Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm...

Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hoà, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm... Có Kiệm mới Liêm được, vì xa xỉ mà sinh tham lam...

Cụ Khổng tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật”... Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.

“Quan tham vì dân dại”. Nếu dân biểu biết, không chịu đút lót thì “quan” dù không liêm cũng phải hoá ra Liêm... Pháp luật phải ra tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ bất liêm ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mọi người phải nhận rằng tham lam là một điều xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước với dân...

Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ...”

Và cuối cùng là bài viết về “Chính” trong đó viết: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn là tà. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, những còn phải Chính mới là người hoàn toàn...

Làm việc Chính là người Thiện. Làm việc Tà là người Ác... Lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác... Cụ Khổng tử nói: Mình có đứng đắn mới tề gia được, trị được quốc, bình được thiên hạ. Tự mình Chính trước, mới giúp người khác Chính. Mình không Chính mà muốn người khác Chính là vô lý...

Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy mình cũng tránh. Việc gì dù có lợi cho mình, phải xét có lợi cho nước không? Nếu không có lợi mà có hại cho nước thì quyết không làm... Cả 20 triệu đồng bào ta đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc”.