Tình hình là em vừa được cho 2 cái đề văn như sau:
Đề 1: trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Đề 2: Theo anh chị thế nào là lòng yêu nước.
Ai làm được đề nào hoặc có tài liệu thì giúp em với Y__Y
Theo mình thì Lòng dũng cảm là một phẩm chất bạn có thể học được để mạo hiểm một cách thông minh.
Có nhiều cách định nghĩa “Lòng dũng cảm”. Ví như: Dám xả thân vì lý tưởng cao đẹp; dám đương đầu với thử thách, với áp bức; dám đối diện với chính mình... Còn với mình. Cội nguồn của lòng dũng cảm đó là dám tin - Dám tin vào những điều tốt đẹp. Khi người ta dám tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, người ta sẽ có thể làm được nhiều điều mà mọi người coi là dũng cảm.
Lòng dũng cảm để sống đúng với chính bản thân mình, không hề chịu sức ép bởi dư luận và cả những sức ép vô hình xung quanh. Nhìn đứa em đang khổ sở ôn thi đại học, nỗi lo sợ thi trật đã trở thành ám ảnh của nó, mình thấy hình ảnh ngày xưa của bản thân và có thể ... hiện tại nữa. Đôi lúc, muốn phá tung thế giới đang sống, khao khát thay đổi bản thân nhưng rồi cũng quay trở lại với nhịp sống cũ. Lại sợ . Nhạt nhoà quá, hèn nhát quá, đơn điệu quá!
"Không sợ hãi chính mình "
[quote]
[b]
Thế nào là lòng yêu nước[/b]
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng lòng yêu nước chính là yêu quê hương đất nước của mình,nơi mình sinh ra và lớn lên,yêu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha ta ngàn đời để lại,yêu nước nghĩa là sẽ đánh đuổi bất kì kẻ thù nào muốn xâm lược,xâm chiếm mảnh đất quê hương ta,đàn áp bóc lột dân tộc ta. Chúng ta căm thù quân xâm lược và sẵn sàng hi sinh xương máu của mình để dành lấy độc lập tự do của tổ quốc.
Yêu nước chính là thương yêu dân tộc ta,biết quan tâm , chia sẻ ,đoàn kết,lá lành đùm lá rách!
Yêu nước là muốn cống hiến trí tuệ,sức lực của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh !
Đối với bản thân tôi,tôi dám tự khẳng định mình đã có đầy đủ nhưng yếu tố trên,tôi tự hào vì mình có lòng yêu nước,thực sự tôi vẫn còn đang đi học nên chưa thể cống hiến được nhiều cho đất nước,có lẽ sau này khi học ra trường có việc làm thì mục đích đầu tiên chính là kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình,có lẽ sẽ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình trước nhưng tôi hiểu rằng làm việc kiếm ra tiền từ đôi bàn tay và trí óc chính là đang cống hiến,góp phần xây dựng đất nước!
Còn bạn thì sao,tư tưởng về lòng yêu nước của bạn có khác tôi ko và hơn tất cả có thực sự bạn có lòng yêu nước,hay nói lên suy nghĩ thật lòng của bạn!
[/quote]
gaupeo
Trả lời 16 năm trước
Yêu nước là
1. Yêu nước không có nghĩa là "đánh đuổi mọi ngoại bang". Yêu một ai là luôn muốn điều tốt cho người đó, chứ không phải là khư khư giữ người ta (nhất là khi mình không có khả năng đem lại hạnh phúc cho họ). Bởi vậy nếu Pháp, Mĩ có xâm chiếm VN, biến VN thành 1 quận, bang của họ mà làm cho người dân ấm no thì cứ để con cháu ta theo họ thôi.
2. Yêu nước là bắt nguồn từ lòng biết ơn sâu sắc. Ai nuôi anh thì anh phải trả ơn nơi đó. Đạo lí rất đơn giản mà thiêng liêng. Chứ không phải vì nơi anh sinh ra đẹp, nơi anh sinh ra có "những truyền thống văn hóa tốt đẹp". Cái tình yêu đó mới là hời hợt. Thử hỏi nếu chỉ như vậy thì nếu nước anh nghèo, hèn, chả có bản sắc (Vn chẳng hạn), thì anh không yêu à? ("Con không chê mẹ khó" mà).
3. Yêu nước cũng không nên bắt nguồn từ nguồn cội, ví dụ như người Đài Loan thế hệ mới hoàn toàn chẳng nên coi mình là người TQ làm gì, họ hoàn toàn có quyền tự hào mình là người Đài Loan, vì nhân dân Đài Loan đã đổ mồ hôi xây dựng đất nước của riêng họ. Người Việt trẻ thế hệ 2 ở nước ngoài cũng hoàn toàn có quyền coi mình không phải là người VN.
4. Đất nước là tập hợp những con người trong cùng 1 lãnh thổ (không cần chung giống nòi). Nếu mỗi người dân tự giác lao động cho thật lành thì nước tự nhiên mà giàu lên thôi. Cần chi mấy chữ "yêu nước" hoa mĩ mị dân đặc tính địa phương đó (nên nhớ lãnh VN cũng là do xâm chiếm, bị xâm chiếm các đất nước khác mà thành thôi, chả thiêng liêng gì hai chữ "đất nước" đâu).
5. Những còn lại cái bemop nói ở trên như "lá lành đùm lá rách".. là tình nhân ái chứ chả có gì liên quan đến "tình yêu đất nước" cả. ở đâu cũng nên vậy thôi, không vì người ta không phải là đồng hương mà ta tốt với họ ít đi, hay tệ hơn thù hằn.
6. Tóm lại, ta nên tránh những cái sáo rỗng quá lố. Con người tự do yêu nước nào cũng được, người Mông, Tây người Thượng muốn yêu nước riêng của họ cũng được, chỉ cần ta sống tử tế là có ích, thế là đủ rồi.
nguyen hien
Trả lời 14 năm trước
Tôi không đồng ý với câu trả lời này của bạn. Thứ nhất, khi bị ngoại xâm thì chắc chắn chúng ta sẽ bị đồng hoá, cho dù đất nước có giàu có nhờ bị ngoại xâm( một điều không thể) thì ta cũng sẽ mất đi nguồn cội thật sự. Là một người yêu nước chân chính thì không ai muốn đất nước mình bị xâm chiếm và xoá tên khỏi bản đồ thế giới cả.
Thứ hai, đúng là ta yêu nước vì đó là nơi ta lớn lên, là quê hương của ta. Nhưng ta còn yêu và tự hào về bản sắc truyền thống quê hương của mình, tại sao bạn lại cho rằng VN là môt nước không có bản sắc riêng khi chúng ta có tiếng nói riêng, văn hoá riêng, nền lịch sử hào hùng mà chưa có dân tộc nào có được, đó chính là văn hoá truyền thống không thể phủ nhận được.
Thứ ba, " lá rụng về cội", cho dù anh là ai anh cũng không thể phủ nhận nguồn cội của mình. Ta vẫn có thể nhớ đến cội nguồn như một khoảnh khắc tưởng nhớ đến cha ông, tưởng nhớ đến những người đã cho ta hình hài và nơi sinh ra để ta khôn lớn và trưởng thành. Đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không thể phủ nhận rằng, thế hệ ngày nay đang dần quên đi nguồn cội nhất là thế hệ có bố mẹ, ông bà định cư ở nước ngoài, được sinh ra và lớn lên nơi đất khách, họ có thể xem đó là quê hương của họ, yêu quê hương ấy nhưng họ vẫn có thể nhớ đến nguồn côi của mình, nhớ đến quê hương của cha mẹ, ông bà với một lònh thưởng nhớ, biết ơn cũng đã thể hiện lòng yêu thương đối với quê cha đất tổ.
Thứ tư. Bạn ạ, hai từ "đất nước" rất thiêng liêng cao quý, đó là một từ mà khi bạn nghĩ đến bạn sẽ cảm thấy mọi con người trên lãnh thổ VN như một khối thống nhất, như anh em trong một nhà, nó mang ý nghĩa như một đại gia đình vậy. Lịch sử chúng ta có thể như bạn nói nhưng chẳng lẽ vì vậy mà ta không thể gọi là đất nước sao, nếu như vậy thì không có một quốc gia nào trên thế giới được người dân gọi bằng hai từ thiêng liêng ấy đâu. Con người khi sinh ra trên trái đất đã biết đi tìm những vùng đất mới để sinh sống, lao động, đó là bản năng của loài người. Đất nước chúng ta cũng thế, cha ông ta từ xưa đã mở mang bờ cõi, tìm ra những vùng đất trù phú mà hôm nay chúng ta đang sinh sống và lao đông trên mảnh đất ấy. một khi đã hiểu được ý nghĩa của hai tiếng "đất nước" thiêng liêng thì mọi người dân sẽ cố gắng hết sực mình để có thể xây dựng và đóng góp cho đất nước minh.
Thứ năm, tôi đồng tình với bạn về ý nghĩa câu " lá lành đùm lá rách", đó là tấm lòng nhân ái mà ai cũng phải có. Tuy nhiên, người trong một đất nước là những người yêu thương đùm bọc lẫn nhau trước tiên, ta sẽ thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn người nước ngoài quan tâm đến ta vì ta là một thể thống nhất. ngay cả khi bạn ra nước ngoài thì người quan tâm, giúp đỡ bạn nhất là những người đồng hương. Mà tình yêu thương giữa người với người trong nước sẽ trở thành tình yêu tổ quốc.
Qua những điều bạn viết ở trên, tôi cảm nhận rằng bạn chưa hiểu và yêu đất nước, một khi bạn yêu đất nước thì bạn sẽ cảm nhận đẹp về đất nước dù cho có nghèo, chưa phát triển như các cường quốc khác, bạn sẽ không dễ dàng bán rẻ đất nước mình cho giặc ngoại xâm, cũng như quên đi nguồn cội cha ông mình. Hơn nữa, đất nước có giàu đẹp hay không là ở chúng ta, những công dân trẻ của đất nước, chớ nên vội phê phán nước ta không tốt, không đẹp như các nước khác bạn nhé!