Chậm kinh và ra máu âm đạo có phải là hiện tượng có thai không?

xin chào các bạn! có bạn nào có trường hợp như mình không cho mình hỏi. Mình sinh cháu đầu đã đươc 7 tuôi năm nay mình muốn sinh cháu thư 2. đa thả 7 tháng nay nhưng không thây gi cả.hành kinh của mình cũng hơi đều vòng kinh muộn thì 28 hoăc 30 ngày,sớm thì 25 ngày. vừa rôi mình đi khám  và soi ,bs bảo tôt cả , chỉ có là dạ con hơi mỏng và đã kê thuôc cho mình uống.có 3 loại thuốc đều uống sau khi hết điều kiện 10 ngày.tháng trước là tháng 1 có đk vào ngày 15/1, nhưng đến ngày 10/2 thì mình thấy ra it máu khi thì hồng.khi thì nâu,1 ngày ra khoảng 2_3 lần nhưng không nhiều.hôm nay là ngày 23/2 rồi mà máu vẩn cứ ra như thế ngày nào cũng vậy. mà mình đã thử 3 que rồi vân 1 vạch. ngưc thì cũng thấy hơi căng năn cũng đau.mà điều kiên thì vân chưa có. như thê có phải la có em bé không? hay bi rôi loạn do uống thuốc. có ai giống trường hơp như mình k thì làm ơn cho biết với, xin cảm on nhiều! mình rất mong có em bé!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Bạn đã thử que và 1 vạch thì chưa có bé đâu bạn ạ, ra máu như vậy có thể là do rối loạn kinh nguyệt, do thuốc và cũng có thể do viêm nhiễm âm đạo, bạn đi soi cổ tử cung xem sao bạn nhé.

Bạn đọc bài này tham khảo:

Rất nhiều phụ nữ thường không để ý đến những kiến thức cơ bản về các bệnh phụ khoa và sức khoẻ sinh sản. Khi bệnh xảy ra, họ mới hoang mang, lo lắng không biết xử trí thế nào. Một trong những bệnh mà phụ nữ dễ mắc phải là hiện tượng ra máu bất thường ngoài kỳ kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28 - 30 ngày, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh trước đến ngày đầu của kỳ kinh sau. Trong mỗi chu kỳ sẽ có từ 3 - 5 ngày ra máu kinh (hay còn gọi là hành kinh). Nếu ra máu ngoài những ngày đó được xem là dấu hiệu bất thường. Những biểu hiện chảy máu khác thường này đôi khi nghiêm trọng, đôi khi không có hại nhưng đều gây nên sự lo lắng.

Chảy máu âm đạo do rất nhiều nguyên nhân và có thể phân ra các loại: Ra máu tại tử cung, hiện tượng này hay gặp nhất do rối loạn trong thời kỳ tiền dậy thì, tiền mãn kinh, do dùng thuốc tránh thai hoặc do các khối u tại tử cung như u xơ tử cung, polip buồng tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư thân tử cung... cũng có thể do viêm niêm mạc tử cung, tử cung xơ hoá. Ngoài ra, các trường hợp có thai trong tử cung hay ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây ra máu bất thường.

Chảy máu âm đạo bất thường có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Ở tuổi vị thành niên, các thiếu nữ dậy thì sớm (10 - 13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và có thể ra máu rất nhiều... Với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là bình thường và không đáng lo ngại. Một số trường hợp phụ nữ bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc.

Chảy máu ít vào thời điểm phóng noãn cũng rất hay gặp và hoàn toàn không có hại bởi nó thể hiện phản ứng của tử cung với những thay đổi về hormon ở thời điểm này. Nếu cần, bạn có thể dùng progesterone hoặc viên thuốc tránh thai để tạo sự cân bằng hormon cho cơ thể, ngăn chặn sự chảy máu.

Rối loạn kinh nguyệt; viêm âm đạo; polip hay u xơ âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay vòi trứng là những bệnh lý thường gây chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh. Đặc biệt, có một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, thường hay chảy máu sau khi giao hợp... đó là bệnh lộn cổ tử cung. Một số bệnh lây qua đường tình dục, những thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục, khi mới có thai hoặc có thai ngoài tử cung, biến chứng thai nghén... cũng được báo hiệu bằng việc ra máu bất thường.

Khi thấy ra máu âm đạo bất thường không nên quá lo lắng vì hầu hết trường hợp ra máu bất thường đều là bệnh lý lành tính nhưng cũng không được chủ quan. Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân thông qua việc thăm khám, làm siêu âm và các xét nghiệm, đồng thời theo dõi chu kỳ kinh và cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, hiệu quả.