Những lỗi thường gặp ở TiVi LCD có ai biết không ạ? Và Tivi LCD có ưu và nhược điểm gì?

quaque
quaque
Trả lời 16 năm trước
Mặc dù chi phí đầu tư cho một chiếc TV LCD không phải là thấp, nhưng sau một thời gian sử dụng, dòng TV đắt tiền này cũng phát sinh một số trục trặc về kỹ thuật mà người dùng cần nắm được để khắc phục và sửa chữa. Tuy có nhiều lợi thế về kích cỡ, trọng lượng, và chất lượng hình ảnh so với dòng TV truyền thống, nhưng TV LCD cũng tồn tại nhiều điểm yếu chưa thể khắc phục được. Đây là những lỗi chung của dòng TV vốn được coi là khá "mỏng manh" này. [b]Điểm yếu của TV LCD[/b] Trước khi đi vào những lỗi cụ thể của TV LCD, chúng ta cần biết thêm một số điểm yếu của chúng. Trước hết là kích cỡ màn hình hạn chế. Do giới hạn về công nghệ nên một chiếc TV LCD thông thường chỉ có kích cỡ màn hình tối đa là 37-inch. Hạn chế này một phần là do các bóng bán dẫn tích hợp cho TV LCD không thể duy trì được hình ảnh khi tăng kích cỡ màn hình quá 37-inch, bởi hình ảnh khi đó sẽ bị biến dạng. Các mẫu TV LCD thế hệ mới dần đã khắc phục được điểm yếu này, nhưng số thiết bị có màn hình lớn hớn 37-inch không phải là nhiều. Tiếp tới là tỉ lệ tương phản thấp. Do sử dụng công nghệ nguồn sáng sau nên những chiếc TV LCD thường không thể tạo ra những màu đen sâu thẳm (đen vô cực). Điều này là do màn hình LCD có nguồn ánh sáng sau chiếu qua các tấm LCD. Các tấm này cho phép, hoặc không cho phép ánh sáng đi qua khi cần tạo ra hình ảnh hoặc màu sắc. Chính vì vậy, TV LCD không thể hiển thị màu đen "thuần túy". Điểm yếu tiếp theo chính là thời gian đáp ứng thấp. Thời gian đáp ứng là khoảng thời gian mà một điểm ảnh màu riêng biệt cần có để thay đổi màu sắc mà không mờ đi. Những chiếc TV LCD rất kém trong việc truyền tải những hình ảnh chuyển động với tốc độ nhanh. Trong kỹ thuật, người ta gọi hiện tượng này là "chuyển động giật", khiến cho các hình ảnh bị giật và không rõ ràng. Không giống dòng TV thông thường, góc xem của TV LCD thường rất hẹp. Bạn chỉ có thể ngồi đối diện với màn hình mới xem được hình ảnh rõ nét. Còn khi xê dịch qua trái hoặc qua phải thì hình ảnh sẽ mờ đi, và góc nhìn càng hẹp thì hình ảnh càng mờ đi và đến lúc không nhìn thấy gì. Những thế hệ TV LCD mới hơn đã dần khắc phục được nhược điểm này. Ngoài ra, TV LCD còn gặp một số vấn đề về hiển thị khi phát các chương trình thu từ vệ tinh, hoặc từ cáp. Hình ảnh khi đó sẽ hiển thị không được rõ ràng. Đây không phải là sai sót thông thường của TV LCD, nó chỉ ảnh hưởng tới một số chương trình khi phát hình mà thôi. [b]Các lỗi thường gặp ở TV LCD[/b] [b]- Màn hình ma:[/b] Đây là hiện tượng rất hay xảy ra đối với TV LCD khi một điểm ảnh vẫn lưu lại trên màn hình một thời gian lâu sau khi hình ảnh trước đó đã biến mất. Điều này khiến cho hình ảnh hiện tại bị chắp nối, không còn là ảnh gốc, mà thực ra là "bóng ma" của ảnh gốc. Hiện tượng này khiến cho người xem rất khó chịu bởi hình ảnh tạo ra trông rất "lem nhem". [b]- Điểm ảnh chết:[/b] Đây không phải là lỗi thường gặp ở các loại TV LCD, mà nó chỉ xảy ra đối với một số sản phẩm nhất định. "Điểm ảnh chết" dùng để chỉ lượng điểm ảnh (pixel) không còn hoạt động nhưng vẫn hiện hữu trên màn hình vào một thời điểm nhất định nào đó. Nếu số lượng điểm ảnh chết ít, chẳng hạn như chỉ 1 hoặc 2 điểm ảnh chết trên một chiếc TV LCD 20-inch (có tổng cộng 300.000 điểm ảnh) thì không đáng kể, và không ảnh hưởng gì tới chất lượng hình ảnh. [b]- Màn hình trắng (hoặc đen hoàn toàn):[/b] Hiện tượng này thường xảy ra với những chiếc TV LCD đã sử dụng một thời gian. Màn hình TV hiển thị màu trắng nhòe, hoặc đen, khiến cho các hình ảnh không rõ ràng, hoặc không thể xem được. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ chuyển đổi hình ảnh của TV kém, hoặc cũng có thể do bóng hình bị già, hay bo mạch xử lý tín hiệu với màn hình bị hở. [b]- Dòng kẻ trên màn hình:[/b] Đó là khi xuất hiện các sọc dọc, hoặc ngang liên tục trên một phần hoặc toàn bộ màn hình. Nguyên nhân thường là do dây tín hiệu màn hình không gắn chặt vào màn hình, hoặc CPU. Nếu đã kiểm tra lại dây, mà vẫn còn triệu chứng trên, là do tiếp xúc của bo mạch (board) xử lý tín hiệu với màn hình bị hở. Hoặc nguyên nhân cũng có thể là bộ nguồn cấp điện cho TV có vấn đề. [b]- Hình ảnh chuyển thành màu đỏ:[/b] Màu sắc của hình ảnh khi đó sẽ hiển thị không đúng, màu lòe loẹt, chữ lem nhem và hình ảnh trên màn hình chuyển thành màu đỏ, hoặc tệ hơn là mất màu hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do hở mạch. [b]- Hình ảnh mờ, hoặc đậm hơn bình thường: [/b]Hiện tượng thường thấy nhất chính là màn hình bị một vết (hoặc một khu vực) có màu đậm (gọi nôm na là vết bầm) hoặc nhạt hơn các khu vực xung quanh. Hiện tượng này gây nên do trong quá trình di chuyển màn hình đã bị một vật nào đó tác động vào. Chỉ cần để một thời gian, vết bầm sẽ nhạt dần. Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là do đèn chiếu kém vì đã sử dụng lâu hoặc do lỗi thiết kế. [b]- Màn hình nháy:[/b] Nguyên nhân có thể do bộ nguồn cung cấp điện không ổn định, hoặc do mạch chuyển đổi trục trặc. [b]- Màn hình "chết" hoàn toàn:[/b] Hiện tượng này cũng do nguồn cấp điện trục trặc, đồng thời mạch điều khiển điện cũng có thể bị hở. Gia Nguyễn (Tổng hợp)