MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI MUA TV LCD
[b]
1. Phòng lắp đặt thích hợp[/b]
Bạn có đủ tiền để sắm cho mình một chiếc tivi màn hình 62 inch nhưng không thể đặt nó vào một phòng ngủ quá khiêm tốn hoặc bất kỳ căn phòng không xứng tầm nào khác. Đây không phải là rắc rối liên quan đến chất lượng màn hình, mà nó thuộc về lĩnh vực trang trí nội thất, tính khoa học và thẩm mỹ.
Một nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt màn hình trong phòng là phải có khoảng cách từ người xem đến màn hình gấp 1,5-3 lần chiều rộng của màn hình. Đối với màn hình tỷ lệ 4:3, khoảng cách này ít nhất phải gấp ba lần độ rộng màn hình. Bởi thế, nếu bạn đang tìm kiếm một tivi màn ảnh rộng (16:9) đường chéo 42", bạn cần dành ra khoảng cách xem ít nhất là 1,6 m trong phòng lắp đặt, còn với màn hình 16:9, 60 inch, cần để ra ít nhất 2,3 m.
[b]2. Tivi sẽ đặt ở đâu?[/b]
Nơi đặt tivi mới cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần quan tâm. Nếu bạn định gắn chúng lên tường, cần đảm bảo giá đỡ chắc chắn. Màn hình cỡ lớn Plasma và LCD là những ứng cử viên sáng giá dành cho phương án treo tường.
Tuy nhiên, đặt trên khung giá dưới mặt sàn vẫn là thông dụng hơn bởi bạn có thể kết hợp bài trí với nhiều thiết bị giải trí khác như đầu DVD, đầu ghi, loa hay set top box... Chưa kể tới tivi máy chiếu sau và các loại màn hình khổng lồ như tivi “sumo” CRT thì giải pháp treo tường trở thành điều không thể bởi nó còn liên quan đến kết cấu chịu lực. Với giải pháp treo tường, Plasma và LCD là các lựa chọn số một vì ưu thế gọn nhẹ, mảnh mai hơn hẳn các loại hình tivi khác, nhưng để đảm bảo độ an toàn, bạn phải đặc biệt chú ý đến giới hạn trọng lượng. Loại màn hình LCD và Plasma cỡ lớn nổi tiếng vì gọn nhẹ cũng có trọng lượng tối thiểu là 20-30 kg.
[b]3. Chủng loại màn hình ?[/b]
Hiện tại, trên thị trường có 4 loại tivi phổ biến: tivi xem trực tiếp, tivi Plasma, LCD và tivi máy chiếu sau. Tivi xem trực tiếp chính là dòng tivi phát triển cải tiến từ mẫu tivi CRT cồng kềnh, loại hình vẫn đang rất được đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Chúng chiếm không gian lắp đặt lớn (tỷ lệ thuận với kích thước màn hình) và rất nặng nề, thiếu cơ động. Tuy nhiên, chúng lại nổi tiếng vì chất lượng hình ảnh lý tưởng và giá cả vô cùng hấp dẫn.
Màn hình Plasma cùng với LCD, là những lựa chọn hoàn hảo cho những ai cần một sản phẩm chất lượng cao chứa đựng kiểu dáng xinh xắn, gọn nhẹ, thanh mảnh. Màn hình Plasma và LCD cũng là cách tốt nhất để bạn tiếp cận với thế giới truyền hình số, xuất sắc với loại hình truyền hình độ phân giải cao (HDTV). Tất nhiên, giữa hai loại màn hình này cũng có nhiều điểm sai khác, không tương đồng mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ nếu còn phân vân chưa biết lựa chọn “ai”, nhưng một đặc điểm chắc chắn rằng các màn hình Plasma cỡ lớn có giá thành rẻ hơn nhiều nếu so sánh giá thành trên kích thước đường chéo màn hình hay số USD/1 inch với màn hình LCD.
Tivi máy chiếu sau được sử dụng như là một biến thể họ hàng của tivi xem trực tiếp (hay tivi CRT), nên cũng khá cồng kềnh, nhưng mới đây các model này được áp dụng các công nghệ cải tiến (như LCD, DLP…) nên có kiểu dáng "người mẫu ăn kiêng" vô cùng mảnh dẻ, chất lượng cũng được cải thiện lên rất nhiều. Hầu hết với tivi loại này bạn không thể gắn chúng lên tường, nhưng chúng bắt mắt hơn nhiều so với tivi siêu phẳng (LCD và Plasma) đồng thời giá thành cũng hấp dẫn hơn.
[b]4. Bạn lựa chọn truyền hình số?[/b]
Trong khi bất kỳ tivi thế hệ mới đều cho phép kết nối truyền hình số, nhưng hầu hết các tivi này đều không thể thu được tín hiệu truyền hình số ở mức chất lượng cao nhất có thể. Ví dụ, hiện tại, có hai loại tiêu chuẩn truyền hình số phổ biến là độ phân giải tiêu chuẩn (SD) và độ phân giải cao (HD). Tín hiệu SD cho bạn chất lượng hình ảnh ngang với DVD, trong khi tín hiệu HD cho hình ảnh sắc nét với độ phân giải gấp 2 lần theo phương ngang và 3 lần theo phương thẳng đứng so với tín hiệu SD. Bất kỳ một màn hình cỡ lớn được gọi là tivi nào cũng đều được cung cấp ít nhất một bộ thu tín hiệu dành riêng để thu tín hiệu truyền hình chuẩn SD.
Để có thể hiển thị HD, tivi mới của bạn phải có độ phân giải tối thiểu là 576x720 pixel tại 50 Hz (tương đương 576p). Hệ thống tương đương HD cũng có thể là loại 720p (720 dòng quét ngang ở chế độ quét liên tục) hoặc 1.080i (1.080 dòng quét ngang theo chế độ quét luân phiên chẵn lẻ). Nếu muốn loại tốt nhất, nên chọn tivi có thể trở thành HDTV (thường được đặc tả bằng cụm từ “HD-ready”).
[b]5. Thông số nào là quan trọng nhất?[/b]
Với một tivi mới có hàng tá thông số kỹ thuật liên quan. Tuy nhiên để đơn giản, bạn chỉ nên tập trung xét theo 3 thông số chính để quyết định: độ sáng, độ tương phản và độ phân giải.
Độ sáng (cũng có khi được gọi là độ chói) là mức sáng mà một màn hình có thể đạt được, thường được tính theo đơn vị cd/m2 (ví dụ, 1000 cd/m2). Cd/m2 là một đại lượng được đo bằng lượng ánh sáng của các sáp nến tạo ra trên một đơn vị diện tích, viết tắt của “candela per square metre”. Bởi thế, ví dụ với độ sáng 1.000 cd/m2, có nghĩa là chiếc tivi này cho độ sáng tương đương 1.000 ngọn nến phát ra trên một mét vuông màn hình. Chỉ số này càng cao màn hình càng sáng. Nếu bạn dự kiến đặt chiếc tivi mới vào một căn phòng rực rỡ nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào thì thông số này rất quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm.
Độ tương phản là chỉ số cho biết sự phân biệt của một màn hình với hai gam màu trắng và đen (hay sáng và tối). Thông số này thường được biểu diễn theo tỷ số, ví dụ 1200:1. Độ tương phản được tính bằng số “bước nhảy” mà màn hình hiển thị từ màu trắng hoàn hảo nhất đến màu đen sâu nhất nếu chia thang màu ra làm nhiều nấc; nói cách khác, đây chính là lượng tông màu đơn sắc mà màn hình có thể tạo ra. Một tivi có độ tương phản cao sẽ tái tạo lại các cảnh tối một cách chi tiết và trung thực, mượt với những hình ảnh chuyển động nhanh khi chuyển đổi gam màu từ sáng sang tối mà không tạo ra bất kỳ hiện tượng loang màu nào.
Độ phân giải là một thông số rất quan trọng được tính bằng số điểm ảnh (pixel) có trên một màn hình. Số lượng pixel càng cao thì hình tạo ra càng sắc nét và chi tiết. Bạn sẽ thấy thông số này luôn được biểu diễn bằng hai thành phần 1.024x768 pixel (điều đó còn nghĩa là số pixel này được tạo ra từ 1.024 dòng quét ngang và 768 dòng quét dọc).
Nhưng hãy lưu ý rằng các màn hình có độ phân giải cao đủ để tạo ra hình ảnh độ phân giải cao bởi vì điều này còn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn video. Nếu nguồn tín hiệu video là tín hiệu truyền hình thông thường hoặc từ đầu đọc đĩa quang DVD được coi là chất lượng cao nhưng vẫn chưa phải là hình ảnh HD; bạn cần phải cho thể hiện các tín hiệu truyền hình độ phân giải cao HD trên một màn hình HD thì mới có thể thu được những hình ảnh HD đúng nghĩa. Trong thực tế, các tín hiệu tương tự (analog) thông thường xem trên màn hình HD cho chất lượng còn tồi hơn trên các loại màn hình bình thường bởi vì nó thể hiện ra tất cả các khiếm khuyết của tín hiệu này.
[b]
6. Định dạng màn ảnh rộng[/b]
Các chương trình tivi hầu hết được phát quảng bá theo định dạng màn hình truyền thống 4:3, và đây không phải là tivi màn ảnh rộng. Nhưng hầu hết các đầu DVD dùng để xem phim lại tuân theo định dạng màn ảnh rộng, và giờ đây đã xuất hiện ngày càng nhiều mẫu tivi được chế tạo theo định dạng này. Mặt khác, nhờ sự phát triển của dịch vụ truyền hình số quảng bá đang trở thành trào lưu mới, tivi màn ảnh rộng càng trở lên phổ biến hơn bao giờ hết.
[b]7. Các loại đầu vào[/b]
Trước kia, các kết nối cơ bản nhất của một tivi là kết nối với đầu video và ăng ten. Nhưng giờ đây, trước khi định chuyển sang dùng loại hình tivi thế hệ mới, bạn sẽ phải lên danh sách tất cả các loại thiết bị cần kết nối cần thiết cho nó, đầu tiên là những đầu vào bắt buộc phải có, thứ hai là kiểm tra xem có đầy đủ các đầu vào cho các thiết bị giải trí phối hợp khác hay không. Thiết bị kết nối liên quan có thể là đầu ghi DVD, đầu video, bộ điều khiển game, hộp thu tín hiệu số (digital set top box), thậm chí là máy in ảnh và các thiết bị đa phương tiện cầm tay như máy quay video (camcorder)... Tất nhiên, có thể bạn chỉ quan tâm nhất là một bộ thu tín hiệu truyền hình hoạt động tốt làm kết nối trung tâm; nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu màn hình tivi nhà bạn được hỗ trợ hàng loạt các kết nối khác bởi nó sẽ chỉ làm phong phú thêm tính năng và tác dụng mà thôi.
Các kết nối với thiết bị giải trí là rất quan trọng. Bạn phải đảm bảo màn hình mình chọn có ít nhất một cổng “component” cổng nối tốt nhất cho các tín hiệu video tương tự (analog), cùng với các loại kết nối S-Video và “composite”. Nếu bạn yêu cầu chiếc tivi mới của mình phải có chất lượng hình ảnh tốt nhất, nhất thiết bạn phải tìm đến các loại màn hình được trang bị kết nối DVI hoặc HDMI.
[b]8. Các phụ kiện
[/b]
Phụ kiện quan trọng nhất bạn sẽ phải mua đó là bộ thu tín hiệu tivi (TV tuner). Hầu hết các tivi thế hệ mới đều được trang bị ít nhất một bộ thu tín hiệu truyền hình tương tự (analog tuner), nhưng nếu bạn muốn xem truyền hình số, bạn cần phải sắm thêm một bộ thu tín hiệu số “digital set top box”. “Digital set top box” có giá dao động từ 91,46 USD đến hơn 1.097,56 USD, tuỳ thuộc vào loại hình bộ thu chuẩn chất lượng SD hay HD. Một loại phụ kiện khác cũng có thể phát sinh đó là ổ cứng dành cho ghi lại nội dung các chương trình tivi yêu thích.
Các phụ kiện khác cũng có thể trang bị thêm là khung giá đặt màn hình, hệ thống loa. Tuy nhiên, với các loại màn hình mới nhất hiện nay đều có đầy đủ cả hai loại phụ kiện này.
Sưu tầm và lược dịch
-------------------------------------
Theo tôi 3 sản phẩm này khá ổn so với yêu cầu của bạn
1) Samsung Bordeaux 32R8 (đẹp, về kỷ thuật tuy thua LG LB9 nhưng cũng tương đối hơn các sản phẩm khác).
2) LG 32LB9 : (đẹp, tính năng kỷ thuật tốt, nhưng sao phần mica đen bề mặt khung, nhất là cạnh dưới có diện tích rộng nhất, khi nhìn phản chiếu qua ánh sáng cái nào cũng lồi lỏm không phẳng, có cảm giác như bề mặt mica này sẽ dần bị bung ra ...)
3) Sony Bravia KLV-32V300A (hình thức không đẹp và thông số kỷ thuật không bằng 2 sản phẩm kia, nhưng cảm thấy chắc chắn.)
Tôi nghiêng về sản phẩm thứ 3 nhiều hơn [;)]