Ai biết thông tin về phụ kiện của máy ảnh số ?

Trả lời 16 năm trước
Máy ảnh kỹ thuật số (KTS), linh kiện, phụ kiện hiện được cung cấp tại nhiều cửa hàng bán hàng điện tử, phòng lab (chuyên in, phóng ảnh)… Đa dạng nhà cung cấp, đa dạng nguồn hàng, nhưng khách hàng nếu không xem xét kỹ khi mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ dễ mua phải hàng “lướt”, hàng nhái… Cẩn trọng khi mua “Máy ảnh KTS chủ yếu hiện nay là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mà chủ hàng thường bảo đó là hàng xách tay. Thực chất, loại hàng này, đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là hàng lậu, hàng nhái từ Trung Quốc mang vào. Một số đầu nậu ở VN nhập hàng từ Hồng Kông, Đài Loan, qua “ngõ” Trung Quốc, phân phối lại cho các đại lý nhỏ lẻ, bán lại cho người tiêu dùng…”, - T.D, chủ hàng trên bán máy ảnh KTS ở Tràng Tiền cho tôi biết. Cũng theo anh T.D, khi quyết định mua máy ảnh KTS mới, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng chính hãng để mua, giá cả có cao hơn, nhưng được đảm bảo về mặt chất lượng. Một lý do dễ giải thích khi mua phải hàng “lướt” là người tiêu dùng thường so bì về giá cả. Tâm lý của người tiêu dùng nói chung là chọn cửa hàng có giá rẻ hơn. Cũng là Canon EOS 350D, hàng chính hãng do cửa hàng trên phố Lý Thường Kiệt cung cấp, có giá 1.200 USD. Tại cửa hàng máy ảnh Phú Long (Láng Hạ), giá chỉ 710 USD, và cửa hàng Hoàng Sơn (79B, Hàng Trống, Hà Nội (HN)), giá 680 USD. Cách đây vài tháng, tôi mua thân máy Canon EOS 350D (cửa hàng Hoàng Sơn), giá 650 USD (trừ đi ống kính 30 USD). Khi chụp, bộ đếm trong máy đã hơn 5.000 kiểu. Hỏi lại chuyên viên kỹ thuật cửa hàng uỷ quyền Canon trên phố Lý Thường Kiệt, HN, họ cho rằng, đó là hàng “lướt”. Bên cạnh hàng mới bị “lướt”, thì khách hàng cũng thật sự thận trọng khi lựa chọn cho mình loại máy cũ, thường gọi là hàng Second hand. Đây là loại hàng mà người mua dễ quyết định mua nhất vì rẻ, hợp túi tiền nhưng cũng dễ mang hoạ nhất. Trước khi đổi sang máy Canon EOS 350D, tôi đã mua máy Nikon COOLPLIX 5.200 từ một người quen làm phòng lab ở phố Hàng Bài. Người quen này cho biết, máy này là của một người anh họ đang học ở nước ngoài gửi về, gọi là hàng cắt quai (hàng lấy trộm trong các cửa hàng, siêu thị ở nước ngoài), nên không có các phụ kiện đi kèm như sạc pin, thẻ nhớ. Sau khi thoả thuận, tôi quyết định mua với giá 3 triệu đồng. Mua thêm sạc pin, thẻ nhớ, đầu đọc thẻ với số tiền hơn 1 triệu đồng. Như vậy, cả máy ảnh chỉ mất 4 triệu đồng. Giá máy mới trên thị trường vào thời điểm đó phải mất hơn 6 triệu đồng, rẻ được hơn 2 triệu đồng. Nhưng dùng được vài tháng, màn hình bị hỏng. Không lâu sau, máy chết hẳn. Thẻ nhớ: Hàng giả nhiều hơn hàng thật? Trong tất cả các linh kiện, phụ kiện cho máy ảnh KTS, thẻ nhớ được bán nhiều nhất, và cũng được làm giả nhiều nhất. Loại làm giả nhiều nhất là thẻ SD (vì có đến 70% loại máy ảnh KTS sử dụng loại thẻ nhớ này). Việc làm giả đã đạt đến trình độ y như thật, khó có thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả – nhân viên bán hàng Công ty cung ứng máy ảnh, linh kiện máy ảnh KTS Phú Long (Láng Hạ, HN) cho biết. Theo anh T.D, nhiều nhà máy ở Trung Quốc đã làm nhái một cách hết sức tinh vi, là nhập vỏ thẻ "xịn", số sê-ri, mã vạch… là của chính hãng. Nhưng thẻ lại được nhà máy của Trung Quốc sản xuất, chứ không phải là thẻ chính hãng như vỏ của nó, bằng mắt thường không thể phân biệt được. Thường các chủ hàng có kinh nghiệm khi nhập thẻ vào, dựa vào kinh nghiệm của bản thân để phân biệt thẻ nhớ thật, giả, đó là nhìn vào điểm tiếp xúc được làm bằng đồng của thẻ để cảm nhận. Nếu lớp đồng mà sáng, mịn, bóng, thẻ phẳng, thì có khả năng là thẻ chính hãng. Phóng viên A.D, làm việc cho một tờ báo điện tử, khi du lịch ở Trung Quốc, đã mua thẻ nhớ, mà theo anh là rẻ được gần một nửa so với ở Việt Nam. Nhưng, sau khi dùng một lần, format - xoá đi, dùng lại, dung lượng của thẻ ghi ở bên ngoài là từ 1 Gb, xuống còn chưa đầy một nửa. Khi mua máy ảnh Canon EOS 350D, tôi mua thẻ nhớ Kingston có dung lượng 1 Gb, cũng tại cửa hàng Hoàng Sơn, giá 30 USD, bảo hành 6 tháng. Cho vào máy, chụp được hơn 100 kiểu, thẻ bị lỗi, đem ra đổi, chủ hàng đồng ý, nhưng hứa hai tuần sau mang lại. Hai tuần sau mang đến, chủ hàng nói rằng, chữ trên thẻ bị mờ, nên không đổi được. Hỏi lại mấy đồng nghiệp, cũng bị những kiểu lừa tương tự khi mua thẻ nhớ máy ảnh KTS, mới hiểu, đó là "bài" của nhiều chủ hàng khi bán thẻ nhớ nhái cho khách