L2 love
Trả lời 14 năm trước
[b]Thứ nhất[/b], đôi chân với đặc điểm phải giúp cả cơ thể đi lại và đôi khi nó không được bảo vệ chăm sóc kỹ như da toàn thân và da mặt, vì vậy rất dễ trở nên khô, nhăn nheo, hay tím tái, nổi gân và thậm chí là gót chân có thể bị nứt nẻ. Tình trạng khô và nứt gót chân có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt về mùa hanh khô, hoặc do vấn đề nội tiết tố cơ thể, đôi khi, môi trường sinh hoạt cũng sẽ khiến bạn lo ngại nhiều hơn về vấn đề này.
Về yế tố ngoại cảnh, nứt gót chân là do da vòng gót chân bị tăng sừng, do đó mất đi độ đàn hồi của da, làm cho da dễ bị nứt nẻ dưới tác động của trọng lực. Hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, vết nứt có thể gây chảy máu, dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễm khuẩn, viêm trùng, nấm…
Để chăm sóc đôi chân mềm mại, bạn nên bắt đầu từ việc tẩy tế bào chết cho bàn chân. Sau một ngày làm việc, sinh hoạt, bạn có thể ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 10 phút, dung dịch nước muối nhạt này sẽ giúp làm giảm các nốt phồng rộp hay sưng tấy. Bạn có thể ngâm chân luân phiên nước ấm – nước lạnh để kích thích tuần hoàn máu. Dùng đá bọt, hoặc bàn chải mềm hay xơ mướp chà nhẹ dưới lòng bàn chân và phần gót chân, và của mặt trên bàn chân để làm sạch tế bào chết. Thao tác này cũng có thể được thực hiện khi bạn tắm.
Massgae chân nhẹ nhàng với loại kem dưỡng dành riêng cho vùng này hoặc thuốc chăm sóc gót chân. Nên tìm các sản phẩm có chứa các thành phần giàu béo như dầu, olive, bơ đậu mỡ, urea, saccharide và có thể kết hợp thêm các chất tiêu sừng như salicylic acid nhằm bào mỏng lớp sừng dày và giữ ẩm tốt cho da. Chú ý massage theo hướng từ ngón chân vuốt ngược lên mắt cá chân.
Không quên bôi kem chống nắng cho chân và không nên đi giày quá chật.
Bạn có thể tham khảo một số mặt nạ dành riêng cho chân như sau:
Trộn 4 thìa đường đỏ với 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu olive, thêm vài giọt dầu bạc hà hoặc dùng tay không vò nát một ít lát bạc hà tươi cho vào dung dịch trên, bôi hỗn hợp lên gót chân, vùng da chân khô từ 1-2 lần để cải thiện tình hình.
Hoặc dùng dầu olive massage những chỗ chai sần và khô nứt nẻ của chân, lưu ý massage kỹ gót chân và mắt cá chân. Cách làm này sẽ không chỉ giúp bạn khắc phục được những cục chai chân, mà còn giúp cho máu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái.
[b]Thứ 2[/b], để khắc phục tình trạng da tay khô, bạn hãy nhớ trước hết cần bổ sung cho cơ thể 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, không nên rửa tay bằng nước ấm, rửa tay bằng nước mát sẽ không làm mất độ ẩm tự nhiên của da tay, dùng bàn chải mềm hoặc xơ mướp để tẩy tế bào chết trên da tay, tiếp theo bạn có thể dưỡng da tay với khá nhiều sản phẩm thông dụng có thành phần giàu ẩm và làm mềm như Nivea, Dove…Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thực phẩm để chăm sóc da tay như bơ, olive, trứng gà. Đặc biệt, massage tay nhẹ nhàng với tinh dầu vừa giúp da tay mềm mại đồng vừa có tác dụng tăng tuần hoàn máu. Lưu ý nên massage theo hướng từ cổ tay xuôi đến đầu ngón tay để không làm “xô” các kết cấu của tế bào. Sau khi massgae tay với tinh dầu hoặc kem dưỡng, bạn có thể ủ tay trong bao tay chuyên dụng hoặc túi áo rộng để tăng khả năng thẩm thấu của các dưỡng chất vào sâu trong da.