Tôi năm nay 30 tuổi, gần đây đi đại tiện rất khó, có khi bị rách hậu môn, phân lại có máu tươi. Tôi ăn rất nhiều rau và trái cây nhưng tình trạng không cải thiện. Tôi có tiền sử viêm đại tràng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì, làm sao để khắc phục?
Đại tiện ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh như trĩ, táo bón, bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, đại tràng, cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng... Trong thư bạn không mô tả số lượng máu chảy ra như thế nào khi đại tiện vì vậy chúng tôi chỉ có thể đưa ra những bệnh khiến đại tiện ra máu điển hình nhất để bạn tham khảo. Bệnh trĩ: ban đầu bệnh nhân chỉ thấy phân rắn, khó rặn, tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc có vài tia máu dính ở phân, đau vùng hậu môn sau đó đại tiện ra máu đỏ tươi, nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu. Bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu. Bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện. Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều... Để phòng ngừa những bệnh trên, bạn hãy hạn chế làm công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều; hạn chế rượu bia, chất kích thích; ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và tập thể dục thể thao đều đặn. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường, kéo dài, hãy tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng nguyên nhân.
Đại tiện ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh như trĩ, táo bón, bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, đại tràng, cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng... Trong thư bạn không mô tả số lượng máu chảy ra như thế nào khi đại tiện vì vậy chúng tôi chỉ có thể đưa ra những bệnh khiến đại tiện ra máu điển hình nhất để bạn tham khảo. Bệnh trĩ: ban đầu bệnh nhân chỉ thấy phân rắn, khó rặn, tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc có vài tia máu dính ở phân, đau vùng hậu môn sau đó đại tiện ra máu đỏ tươi, nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu. Bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu. Bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện. Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều... Để phòng ngừa những bệnh trên, bạn hãy hạn chế làm công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều; hạn chế rượu bia, chất kích thích; ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và tập thể dục thể thao đều đặn. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường, kéo dài, hãy tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng nguyên nhân.
Với tiền sử viêm đại tràng của bạn thì nguy cơ cao là bạn đã bị trĩ. Trĩ chảy máu vừa gây đau đớn mà lại rất nguy hiểm vì bạn có thể dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván,.... Bạn có thể tới phòng khám số 44a ngõ 44 Hào Nam rất gần nhạc viện Hà Nội. Ở đây bạn sẽ đc khám chữa tận tình và chu đáo với phương pháp không gây đau đớn, là phương pháp Đông Tây y kết hợp. Vì bạn có nói là bạn ăn nhiều rau quả mà vẫn bị nên có lẽ cơ thể bạn nhiệt táo, chữa bàng cả Đông Y nữa sẽ chữa đc tận gốc, ko tái phát lại nữa. :)
Đại tiện máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng - đó là hiện tượng có máu chảy ra khi đại tiện và máu có màu đỏ tươi. Số lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt, kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn, tùy theo từng bệnh.
Đại tiện máu tươi đầu tiên phải kể đến bệnh trĩ, sau đó là Polip trực tràng và đại tràng, viêm, nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu...
1. BỆNH TRĨ
Đây là bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi nơi, nhiều nhất ở người lớn tuổi. Ngày nay người ta đã hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ nhờ những công trình nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc, chúng có tính chất cương nên có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Như vậy trĩ là một trạng thái bình thường, nhưng khi các đám rối tĩnh mạch trĩ này dãn quá mức sẽ tạo thành bệnh trĩ.
Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ chưa được xác định chính xác.
Nhiều yếu tố được coi như là nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ:
+ Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều. Khi nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch ở bệnh nhân trĩ, người ta thấy ở tư thế nằm áp lực là 25cm H2O - ở tư thế đứng áp lực tăng vọt đến 75cm H2O.
+ Rối loạn đại tiện: như lî và táo bón, bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện.
+ Phụ nữ mang thai, sinh đẻ.
+ Có tính chất gia đình.
+ Những khối u ở trực tràng hậu môn, u xơ tử cung... Những u này làm cản trở máu hậu môn trực tràng trở về cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
- Đại tiện máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, bệnh nhân tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy một vài tia máu nhỏ dính vào phân rắn, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Muộn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy. Kèm theo, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, sau có thể phân mềm vẫn ra máu.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị bệnh trĩ, nhưng có khi giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ có biểu hiện đại tiện máu tươi đơn thuần.
Để chẩn đoán xác định bệnh trĩ cần phải thăm khám trực tràng hậu môn, bằng cách thăm trực tràng và soi ống hậu môn. Qua soi sẽ xác định độ tổn thương của búi trĩ; số lượng búi trĩ, kích thước và vị trí các búi trĩ.
Bệnh trĩ là một bệnh ít nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho người bệnh như đau vùng hậu môn, ngứa hậu môn, rỉ nước vùng hậu môn, đại tiện máu tươi kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Điều trị bệnh trĩ
+ Chế độ sinh hoạt: Cần hạn chế công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, không uống rượu, bia, không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng, nhưng tránh táo bón. Nên ăn những thức ăn làm cho phân mềm, cần vệ sinh giữ sạch vùng hậu môn.
+ Thuốc tại chỗ: Thuốc đạn đặt hậu môn dùng cho các thương tổn nằm trong vùng hậu môn trực tràng. Pomat dùng cho các thương tổn nằm phía rìa hậu môn, Pomat được bôi vào cạnh hoặc đầu ngón tay mang găng, đặt nhẹ vào trong lòng ống hậu môn nơi có thương tổn.
Các thuốc được sử dụng: Proctolog, Proctoglyvenol, Titanorein dạng Pomat hoặc viên đạn.
+ Thuốc toàn thân: Có tác dụng làm bền vững thành mạch như Oaflon, Ginkow procto.
+ Thuốc làm xơ búi trĩ: Được tiêm vào chân các búi trĩ, vào lớp dưới niêm mạc. Các loại thuốc thường dùng:
- Dầu phenol 5%
- Polydocanol.
+ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
+ Đốt điện: Dùng dao điện một cực, hai cực hay dòng điện trực tiếp, dưới tác dụng của nhiệt, các búi trĩ sẽ đông lại.
+ Liệu pháp lạnh, hiệu pháp quang điện: ít sử dụng.
+ Phẫu thuật: Cắt bỏ búi trĩ khi có tắc mạch, các đám rối tĩnh mạch đã dãn nở lớn, trĩ ngoại.
2. POLIP TRỰC TRÀNG VÀ ĐẠI TRÀNG
Với bệnh này, bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đại tiện máu tươi với số lượng nhiều, nhiều khi có tình trạng thiếu máu nặng. Đại tiện máu tươi từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polip có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polip sa ra ngoài. Chẩn đoán chính xác bằng soi trực tràng hoặc đại tràng sẽ phát hiện được polip có cuống hay không có cuống, vị trí polip - điều trị bằng cách cắt polip qua nội soi nếu polip có cuống và chưa nghi ngờ ung thư hóa.
3. VIÊM, NỨT KẼ ỐNG HẬU MÔN
Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Viêm và nứt kẽ ống hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ.
Triệu chứng điển hình nhất là bệnh nhân rất đau vùng hậu môn, đau thường xuyên khi không đại tiện, máu đỏ tươi thành giọt, đau lưng khi đại tiện, đau nhiều làm cho bệnh nhân không dám ăn, vì ăn nhiều đại tiện nhiều bệnh nhân rất đau.
4. VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU
Là bệnh tự miễn hiếm gặp ở nước ta. Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, lẫn máu tươi, số lượng nhiều, có thể lẫn ít nhầy, nhưng bệnh nhân đau bụng. Chẩn đoán xác định bằng soi trực tràng và đại tràng.
Như vậy, đại tiện máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Khi có biểu hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần phải đi khám tại các trung tâm y tế có phương tiện nội soi để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa đại tiện ra máu ở người bị trĩ, nứt kẽ hậu môn:
- Hạn chế công việc nặng; tránh ngồi lâu, đứng nhiều; không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
- Tránh táo bón: tập đi đại tiện đúng giờ, ăn những thức ăn làm phân mềm, chế độ ăn nhiều rau xanh, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng... nước trái cây hay trái cây như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín. Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày).
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.