Em chào tất cả các anh.
Em đi nôi soi cũng phát hiện là bị trào ngược DD- TQ.
Em rất bực vì 2 tháng trước em bị đầy bùng đi ra BV Bạch Mai khám. Kết quả nội soi là trào ngược dd - tq độ B và bác sỹ chuẩn đoán là " Viêm trợt niêm mạc dạ dầy", có cho thuốc về uống gồm : Amoxicilin 500mg, Caricin 500mg, Lenzotic 30mg và Witran
Sau 1 tháng em uống hết thuốc thì quay lại khám lại vì em thấy ko đỡ. Lần này là bác sỹ khác (vẫn thuộc khu khám theo yêu cầu BV Bạch Mai ) . Bác sỹ lại bảo đi nội soi và kết quả là em bị tăng độ thành độ C và lại cho thuốc về uống (hiện tại em đang uống) , rùi lại hẹn 1 tháng sau khám lại
Từ ngày em bị bệnh này thì cũng tốn khá nhiều tiền vì vào bạch mai khám thì khám đi cũng như khám lại đều như nhau. Mà em bệnh lại nặng hơn rất ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Qua đây em xin được hỏi các anh là điều trị bệnh này thế nào ? ở đâu là chuyên khoa(cứ như ở BM thì em lại nặng thêm mất )
Em xin cảm ơn !
Anh ơi nếu em ở Hà Nội thì BV nào có phẫu thuật được bệnh trào ngược DD - TQ này nhỉ. Và ở BV nào là có phẫu thuật nội soi nhỉ. Chi phí thế nào nhỉ, tỷ lệ thành công cao ko nhỉ, có biến chứng gì sau phẫu thuật ko? Mong nhận được phản hỏi của các đại ca ! Thank
1.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch vị từ dạ dày lên thực quản.
Bình thường vẫn có ít dịch vị được đẩy từ dạ dày lên thực quản ( sau khi ăn, đi nằm …) nhưng số lượng dịch vị ít và thoáng qua nên không đủ để gây bệnh được.
2.Trường hợp nào dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản để gây bệnh?
- Nhu động thực quản quá yếu không đủ sức tống trở lại số dịch vị trào ngược đó.
- Tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn: có thể do loét chai tiền môn vị, hành tá tràng, ung thguw hang vị,tiền môn vị.
- Tăng áp lực trong ổ bụng: có thai, béo phì,bệnh cổ trướng…
- Cơ tròn thực quản dưới kém trương lực không đóng khít.
3.Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh trào ngược thực quản?
- Những người có thoát vị dạ dày thực quản.
- phụ nữ có thai.
- người mập béo và thừa cân.
- người lớn tuổi ( từ 50 tuổi trở lên).
- người bị xơ cứng bì.
4.Triệu chứng bệnh trào ngượcdạ dày thực quản biểu hiện như thế nào?
- Những triệu chứng chính: xảy ra sau buwxawn hoặc lúc nằm.
+ Ợ nóng: cảm giác nóng lan lên dọc sau xương ức, hạ họng hoặc mang tai.
+ Trớ: là sự ựa ngược dịch trong thực quản lên miệng.
- Những triệu chứng không thường xuyên:
+ khàn giọng nhất là buổi sáng.
+ đau họng mãn tính.
+ Cơn hen xảy ra ban đêm không liên quan đến dị ứng.
+ Nôn mữa.
+ Ho kéo dài hoặc ho húng hắng.
+ nấc cụt..
+ hơi thở hôi trường diễn.
+cảm giác có cục nghẹn trong họng.
+ ưa nước bọt trong miệng.
- Triệu chứng báo động:
+ khó nuốt.
+ đau lúc nuốt.
+ Cơn đau dạ dày và ói mữa.
+ ợ nóng và có dịch toan nhiều lần trong tuần.
+ triệu chứng trào ngược gây rối loạn giấc ngủ.
+ ho, lên cơn hen.
+ ho khạc có máu, hoặc nôn ra máu, đi cầu phân đen.
Khi có các triệu chứng báo động này, nhất là khi có cơn đau ở ngực với cường độ tăng khác thường, lam lên cánh tay, quai hàm thì cần cảnh giác cơn đau tim và nên đi khám ngay.
5.Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay khó không?
- Triệu chứng lâm sàng: dựa vào triệu chứng chính.
- Theo dõi PH thực quản 24 giờ ( chưa làm được ở nước ta)
- Nội soi thực quản đóng vai trò quan trọng: phát hiện viêm, trợt, loét thực quản. Nôi soi sinh thiết để biết biến đổi cấu trúc thực quản và theo dõi tiến triển ung thư.
6.Biến chứng hay gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?.
- Viêm thực quản do sưng và tổn thương trầm trọng.
- Loét thành thực quản.
- Hẹp lòng tghuwjc quản gây khó nướt, ợ đau rát.
- Thực quản Barett: Nguy cơ loét và biến đổi ung thư.
7. Làm thế nào phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản?.
Có thể thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau:
- Giảm cân nặng.
- Hạn chế thực phẩm làm bệnh nặng thêm: Ca phê, chocolat, chất béo, cam, chanh, bạc hà, cà chua,sữa, hành tỏi, gia vị…
- Cẩn thận thuốc làm bệnh nặng thêm: Aspirin, thuốc kháng viêm, thuốc loãng xương( Fosamax,…)
- Tránh bữa ăn quá no hoặc nhiều chất béo.
- Không dùng sữa và chế phẩm từ sữa trước khi đi ngủ.
- Ăn chậm rãi.
- Tráng đi nằm, đi ngủ sau bửa ăn (tối thiểu 2-3 giờ)
- Ngưng rượu , bia, thước lá.
- Tránh căng thẳng (stress), cao huyết áp.
- Tránh mặc aó quần và dây nịt quá chặt
- Tránh nằm đầu thấp.
8. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay hiệu quả không?.
- Tuỳ mức độ và giai đoạn của bệnh để bác sĩ chọn cách điều trị hợp lý:
- Dùng thuốc men (nội khoa):
+ Nhóm trung hoà axit
+ Nhóm kháng tiết axit
+ Nhóm ức chế bơm proton
+ Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày
+ Nhóm tăng cường vận động cơ tròn dưới thực quản.
- Phẫu thuật: Khi điều trị nội khoa thất bại, hoặc bệnh nhân có biến chứng trầm trọng.
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến, thường gặp, nếu điều trị khoong kịp thời và đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng như viêm,loét,hẹp, thậm chí ung thư thực quản. Đừng ngại đi khám nếu bạn có các triệu chứng báo động như cơn đau ngực khác thường, khó nuốt, ợ đau, cơn đau dạ dày ói mửa, sút cân, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
Hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Ợ hơi sau khi ăn no là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn chức năng co giãn, hơi sẽ bị thoát ra ngoài theo đường miệng ngay cả khi bụng rỗng.
Khi các triệu chứng ợ không được chữa trị thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, với các biểu hiện sau:
Khi cơ thắt thực quản dưới yếu dần, không chỉ hơi hay dịch vị, mà cả thức ăn cũng có thể trào qua “cánh cửa này” để gây ra hiện tượng nôn, buồn nôn. Với tần suất thường xuyên, đây là triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh.
Người bệnh trào ngược thường có triệu chứng đau tức ngực, mà bản thân họ rất dễ nhầm sang các bệnh lý về tim mạch. Đó thực chất chỉ là cảm giác đau tại đoạn thực quản chạy qua ngực, không phải đau ngực hay đau tim. Axit trào ngược kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên niêm mạc chính là tác nhân gây ra triệu chứng này.
Dịch vị trào ngược lên thực quản sẽ kích thích phản xạ bảo vệ cơ thể, cụ thể là tăng tiết nhiều nước bọt để trung hòa và rửa trôi lượng axit bị trào ngược lên thực quản, giúp giảm hiện tượng nóng rát. Điều này rất tốt vì bệnh nhân có thể không thấy đau, nóng rát ở ngực, nhưng gây phiền toái vì cảm giác thường xuyên dư thừa nước bọt trong miệng. Nhiều trường hợp do vậy không phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ là do bệnh trào ngược dạ dày.
Khàn giọng, ho là biểu hiện của vùng thanh quản, cuống họng bị viêm tấy do axit dịch vị trào lên. Hiện tương này nếu không chữa kịp thời sẽ tiến triển thành khàn giọng, ho mãn tính, có thể chuyển biến thành bệnh hen.
Khi niêm mạc thực quản thường xuyên phải tiếp xúc với axit dịch vị, nó sẽ bị viêm, phù nề, từ đó tạo ra cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ họng. Vị trí phù nề lành lại vẫn có thể tạo sẹo gây chít hẹp thực quản làm gia tăng cảm giác khó nuốt.
Triệu chứng đắng miệng nếu có đi kèm với một hay nhiều các triệu chứng trên thường là biểu hiện kết hợp của hai bệnh trào ngược dạ dày và trào ngược dịch mật (dịch mật trào từ ruột non vào dạ dày, rồi theo dịch vị trào lên thực quản).
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé, tại đây có rất nhiều thông tin về trào ngược dạ dày: trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược dạ dày
Trào ngược dịch vị dạ dày- Thực quản là nguyên nhân gây ra Viêm họng Mạn tính.
Thường Ông tôi dùng Rễ cây Cù lần, kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa trị chứngTrào ngược dịch vị dạ dày- Thực quản. Hoặc liên lạc trực tiếp về Email:thu_ksh@yahoo.com.vn- để Ông hướng dẫn giúp.
http://rongkinh.vn/chua-viem-loet-da-day-hanh-ta-trang-man-tinh-bang-thuoc-nam/