Em cứ bị nấc liên tục...có cách chữa nấc nào hiệu quả không ạ?

Em không ăn uống gì, chỉ có đứng lên ngồi xuống hoặc chuyển tư thế mà tự dưng bị nấc phải đến 20 phút. Cảm giác giật giật không đoán trước được rất khó chịu. Các bác bảo ngoài cách uống nước đẫy bụng ra còn mẹo nào khác không? Em biết mỗi cái mẹo nhón tay cầm lưỡi kéo thật lực ra ngoài, nhưng mà trong nhà làm thế còn bị mẹ hiền nhìn như quái vật, nữa là ra ngoài đường.
Nguyễn Đức Thọ
Nguyễn Đức Thọ
Trả lời 16 năm trước
Có nhiều mẹo vặt để trị căn bệnh này. Bạn thử tập trung cao độ vào một công việc gì đấy xem. Nếu đang ở trên đường thì cách tốt nhất là đếm số. Nếu không được thì nhờ người bên cạnh làm cho bạn hốt hoảng hoặc làm cho bạn cười... Nếu không đựoc nữa thì tốt nhất nên đi khám ! Chúc bạn thành công !
FordExplorer
FordExplorer
Trả lời 16 năm trước
Hiện tượng nấc xảy ra khi cơ hoành vận động do một kích thích nào đó, gây ra những cơn co thắt mà ta gọi là nấc. Một phương pháp rất phổ biến trong dân gian để chữa nấc là nín thở nhưng bạn có biết vì sao nín thở lại giúp bạn đánh bại những tiếng nấc khó chịu kia không? Nín thở sẽ làm lượng cacbon đioxít ở trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm giảm độ nhạy của dây thần kinh phế vị trung tâm ở não khiến việc truyền thông tin về nấc bị ngừng lại. Nếu bạn bị nấc hãy thử nín thở trong khoảng 30 giây, cơn nấc của bạn sẽ tan biến ngay thôi.
vunamjin
vunamjin
Trả lời 16 năm trước
me minh thuong bao minh uong 2- 3 ly nuoc la het minh cung thay hieu nghiem ban thu quen no di tap trung vao mot viec gi chang han nhu nghe nhac, xem phim kinh di chang
thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Khi bị nấc nhiều, lấy hai cục đá áp vào hai bên hầu chỉ trong khoảng thời gian ngắn 60 giây sẽ đạt hiệu quả hay. Vì nước đá có thể làm chậm tần suất co giật của thần kinh, từ đó can thiệp vào chu kỳ co giật của cơ, như vậy nấc sẽ hết ngay.

Ngoài ra, có thể chữa nấc bằng một số cách sau:

Nhịn thở: Trước tiên, há miệng hít một hơi thật sâu làm khoang ngực nở ra, sau đó nhịn thở khoảng 10 giây, rồi hít thở lại bình thường. Nếu 1 lần không khỏi, làm hai, ba lần sẽ khỏi.

Ấn huyệt: Khi bị nấc, dùng ngay ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt hợp cốc (tay trái ấn huyệt ở tay phải và ngược lại, ấn mạnh càng đau càng tốt), chỉ 3 phút là khỏi.

Ngửi bột tiêu, hắt hơi mạnh một cái là khỏi.

Dùng ngón cái, hai tay ấn vào huyệt thái dương hai bên đầu, dùng ngón trỏ đồng thời cào mạnh ba lần vùng xương lông mày là khỏi.

Dùng ngón trỏ ấn chặt vào hai lỗ tai khoảng 3 phút, sau đó uống hai ngụm nước lạnh, bỏ hay tay ra sẽ hết nấc.

Uống nước làm nhiều ngụm nhỏ liên tục cũng chữa hết nấc.

thu
thu
Trả lời 12 năm trước

Nấc cụt là một tình trạng phổ biến và thường thoáng qua, hầu như đại đa số chúng ta đều bị, nhưng đôi khi dấu hiệu này trở nên khó chữa và có thể dẫn đến kết cục xấu.

Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 - 60 lần/phút.


Nấc cục có thể được chia thành ba loại dựa trên thời gian của nó:

- “Cơn nấc cụt” là một đợt nấc cụt có thể kéo dài đến 48 giờ.

- “Nấc cụt liên tục” khi cơn tiếp tục dài hơn 48 giờ và lên tới một tháng.

- “Cơn nấc cụt khó chữa” khi tiếp tục dài hơn một tháng.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân dưới đây gây nấc cụt, bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp không rõ nguyên do:

- Rối loạn hệ thần kinh trung ương: nguyên nhân của nấc cụt liên tục hoặc khó chữa gồm các bệnh lý gây tổn thương mạch máu (thường là dị dạng động tĩnh mạch), nguyên nhân nhiễm trùng (viêm não và viêm màng não) là phổ biến nhất, tiếp theo là các tổn thương cấu trúc, trong đó bao gồm hàng loạt tổn thương nội sọ và thân não, đa xơ cứng, não úng thủy và syringomyelia.

- Kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành: nguyên nhân phổ biến của các cơn nấc cụt liên tục hoặc khó chữa. Nguyên nhân gây kích thích thần kinh bao gồm:

Viêm họng, viêm thanh quản, hoặc các khối u vùng cổ kích thích các dây thần kinh thanh quản quặt ngược(recurrent laryngeal nerve - một nhánh của dây thần kinh phế vị).

Bướu cổ, khối u, hoặc các nang ở cổ, bệnh lý vùng trung thất, và bất thường của cơ hoành gây kích ứng thần kinh cơ hoành.

Các dị vật tiếp xúc với màng nhĩ gây kích ứng nhánh tai (auricular) của thần kinh phế vị.

Một số các rối loạn, hay yếu tố dưới đây cũng có khả năng kích thích các dây thần kinh phế vị và cơ hoành, có thể dẫn đến nấc cụt:

Rối loạn tiêu hóa: gồm trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô dạ dày, áp-xe ổ bụng, bệnh túi mật, bệnh viêm ruột, viêm gan, nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn hoặc uống (aerophagia), trướng thực quản (esophageal distention) và viêm thực quản.

Nấc cụt khó chữa cũng là một biến chứng hiếm gặp của bệnh AIDS, đặc biệt khi kết hợp với bệnh thực quản như nhiễm nấm candida ở thực quản.

- Bệnh lý vùng ngực: gây nấc cụt bao gồm các hạch bạch huyết to thứ phát do nhiễm trùng hoặc khối u, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm màng phổi, phình động mạch chủ,viêm trung thất(mediastinitis), khối u trung thất, và chấn thương ngực.

- Bệnh lý tim mạch liên quan đến chứng nấc cụt là nhồi máu cơ tim và viêm màng ngoài tim.

- Rối loạn chuyển hóa hoặc do độc chất: có thể gây ra nấc cụt do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị /cơ hoành. Các cơn nấc cụt khó chữa có thể xảy ra với tăng urê huyết, hạ natri máu, hạ kali máu, hạ canxi máu, tăng đường huyết, giảm thán khí.

- Hậu phẫu: lý do thường gặp sau phẫu thuật do gây mê toàn thân, đặt nội khí quản (gây sự kích thích thanh môn) và kích thích nội tạng.

- Liên quan đến thủ thuật: do mở bụng, mở ngực, mở hộp sọ.

- Thuốc gây ra nấc cụt liên quan đến thuốc diazepam, barbiturates, dexamethasone và alpha methyldopa.

- Yếu tố tâm lý gây nấc cụt bao gồm lo lắng, căng thẳng, kích thích.

Xử lý như thế nào?

Thông thường, các chứng nấc cụt vô hại và tự hết sau vài phút. Dưới đây là một số mẹo để khắc phục chứng nấc cụt:

Làm gián đoạn chức năng hô hấp bình thường, ví dụ như nín thở, nghiệm pháp Valsalva (cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra).

Kích thích vòm họng, lưỡi gà, ví dụ: nhấm nháp nước lạnh, nuốt một thìa cà phê đường cát khô, uống nhiều ngụm nước: dân gian hay có câu nói nam 7 hớp, nữ 9 hớp.

Tăng kích thích phế vị, ví dụ: nhấn vào nhãn cầu.

Phản kích thích cơ hoành, ví dụ: kéo đầu gối vào ngực, nghiêng về phía trước để nén ngực.

Hiệu quả của các mẹo này không phải khi nào cũng thành công.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ. Với các trường hợp nấc cụt kéo dài, các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh(X-quang, CT-scan, siêu âm...). Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh sử của bạn, và những gì thu được qua khám lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân.

Nếu các bước được đề cập như trên mà không giúp bạn cải thiện chứng nấc cụt, bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc, sẽ có một số thuốc theo toa có thể giúp đỡ, ngoài ra còn có các thủ thuật, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc phẫu thuật để điều trị, nhưng thường chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Thuốc: điều trị bằng thuốc nên được dành cho điều trị nấc cụt khi bạn đã làm các mẹo trên và đã thất bại. Một loạt các loại thuốc đã được các bác sĩ sử dụng để điều trị:

- Chlorpromazine là thuốc chống loạn thần, một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị nấc cụt, có hiệu quả tốt. Nếu nấc cụt giảm dần sau khi điều trị, có thể được dừng lại một ngày sau khi chấm dứt nấc cụt.

- Metoclopramide: một chất đối kháng dopamine hay được chỉ định trong những trường hợp chống nôn, rối loạn nhu động tiêu hóa. Metoclopramide có thể gây các tác dụng phụ như: phản ứng ngoại tháp, ngầy ngật, mệt mõi, chóng mặt, lo âu…

- Baclofen: thuốc thuộc nhóm giãn cơ, được sử dụng cho các cơn nấc cụt khó chữa. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ và chóng mặt…

Châm cứu và thôi miên: châm cứu được coi là một thủ thuật an toàn và đã được sử dụng trong điều trị nấc cụt. Thôi miên cũng đã được sử dụng trong một số trường hợp, với thành công trong điều trị một số trường hợp nấc cụt khó chữa.

Phẫu thuật: kỹ thuật chẹn thần kinh hoành với gây tê tại chỗ có thể thành công trong những trường hợp nấc cụt dai dẳng.