HIV có lây qua đường muỗi đốt?

Chỗ em ở ẩm thấp nên rất nhìu muỗi.Là một khu tập thể cũ nát, có nhiều thành phần phức tạp…Đêm đến ngồi học bài bị lũ muỗi tấn công,em vừa tức, vừa sợ…Ngộ nhỡ trước khi đốt mình,con muỗi nó đã đốt một người bị nhiễm HIV thì có phải mình cũng toi không các bác nhỉ? Có thể nhiễm HIV qua đường muỗi đốt được ko các bác?

Em hãi quá…Em còn rất trẻ…Còn nhiều cái em chưa được biết…huhu

Tổng đài điểm thi
Tổng đài điểm thi
Trả lời 13 năm trước

Hihi.em nhỏ yên tâm đi. Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi đâu em.

Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi. Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó, không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Để tìm hiểu thêm những kiến thức khoa học về HIV, em có thể truy cập vào địa chỉ:

http://www.vatgia.com/tuvantamly&module=news&view=detail&record_id=35939

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Bị muỗi đốt thì không bị lây HIV vì HIV chỉ sống được trong môi trường bên ngoài 7h thôi.

Khi chẳng may bị dẫm fai kim tiêm có dính máu cũng đừng nên quá hoảng hốt lo sợ, vì mình không biết máu ở kim tiêm đó đã vứt ra từ bao giờ cả, lúc đó nên đến ngay bệnh viện để được tiêm mũi kháng HIV cấp tốc.

Nhưng thật cẩn thận với việc bị máu của người nhiễm HIV bắn vào mắt, nguy cơ lây nhiễm rất rất cao vì trong mắt có nhiều mạch máu nhỏ, rất dễ bị vỡ.

Còn đối với người bị nhiễm HIV thì ở trong mồ hôi, nước bọt đều có HIV hết nhưng lượng HIV quá ít để có thể lây sang người khác được.

Thế nên chú cứ yên tâm là muỗi có đốt cũng không bị nhiễm HIV đâu nhé.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Câu trả lời là CÓ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng:

Có một loài muỗi có thể làm vật chủ truyền HIV qua đường đốt.

Điểm nổi bật phân biệt chúng với các loài muỗi thường đồng thời giúp chúng ta có thể cảnh giác phòng tránh, ấy là loài muỗi này (thường) chỉ có 2 chân.

Có một tin không tốt là muỗi này vòng đời rất dài. Tuy nhiên, may mắn là chúng sinh sản rất yếu.

Thí dụ như ở Vn hồi xưa chính phủ mình đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự lây lan và kìm hãm tốc độ phát triển của ổ dịch, nên với một con cái điển hình, thường chỉ có tầm 1 đến 2 lứa muỗi con là có khả năng sống sót.

À, một điểm đặc biệt của loài này nữa là, ngược với các chủng muỗi khác, con hay đốt ở đây lại là con đực.

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Rất nhiều người vẫn thường có quan niệm sai lầm rằng; HIV có thể lây truyền qua đường muỗi đốt vì khi muõi hút máu người có HIV thì máu đó dính trên vòi muỗi và muỗi lại đi đốt người khác và truyền bệnh sang cho người đó. Nhưng trên những nghiên cứu thực tế cho thấy muỗi và côn trùng không truyền HIV ví dụ như: rận, rệp, chấy, bọ chét...

HIV sống được trong một số tế bào trên cơ thể người nhwg lại không sống được trong tế bào của côn trùng hay muỗi. Khi chúng hút máu người bị nhiễm HIV thì axit trong dạ dày chúng sẽ tiêu diệt virus HIV.

Chúc bạn vui!

nguyen sum
nguyen sum
Trả lời 12 năm trước

may chú biết thì nói ko biết thì dựa cột mà nghe / cái nhỏ tổng đài học ít mà thích nói nhiều tòan gây nguy hiểm

Trong gia đình có người nhiễm HIV, nếu muỗi hay rệp đốt, hút máu rồi lại đốt người khác trong nhà, liệu có làm lây nhiễm? (TTA, Hà Nội).

-BS ĐÀO XUÂN DŨNG (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa):Đó là thắc mắc có lý. Những giải thích chính thức trước đây vẫn là không sợ lây nhiễm vì những lí do sau:

- Những người nhiễm HIV không thường xuyên có nồng độ HIV cao trong máu.
- Côn trùng không giữ nhiều máu trong miệng hay vòi của chúng.
- Thông thường côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt.
- Côn trùng hút máu chứ không bơm máu.

Tuy nhiên, sự thực có thể như sau:

- Người bị nhiễm HIV có thể có nồng độ cao vi rút trong máu ở thời điểm côn trùng đốt.
- Có thể côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt nhưng chúng có thể đốt ta vào lúc khác trong ngày.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng HIV có kết hợp với những côn trùng như: muỗi - côn trùng hoa quả - ruồi Địa Trung Hải - ruồi chuồng trại - rệp - bọ ve. Và vi rút có thể sống 8 ngày ở rệp và 10 ngày ở bọ ve. Y văn cũng đã chứng minh côn trùng có thể là nguồn lây nhiễm HIV.

Tuy côn trùng không nhất thiết lây truyền HIV nhưng không phải là không thể, sau đây là 3 lí do:

- HIV sống được đến 1 tuần hay hơn trong máu một số côn trùng thường gặp.
- Máu nhiễm HIV có thể có ở phần miệng hay trong cơ thể côn trùng.
- Côn trùng hút máu nhưng đôi khi cũng tiết dịch lên nơi đốt trên da.

Vậy tốt hơn hết hãy đề phòng tối đa, tránh bị côn trùng đốt ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu sống ở nơi có nguy cơ bị côn trùng đốt thì nên nằm màn, mặc áo quần dài, phòng có lưới chống muỗi, côn trùng. Ở chung nhà với người nhiễm HIV thì cũng cần bảo vệ như trên, cho người đã nhiễm cũng như mọi người khác trong nhà.