Hôi miệng có phải do dạ dày ?

Em bị hôi miệng, em có đi khám ở phòng khám nha khoa bác sĩ cho em lấy cao răng thôi và kết luận em không hôi miệng do răng lợi. Em thường xuyên bị ợ hơi, khi nuốt nước bọt thì hơi sực lên mũi thấy hôi, lúc đói hay khi dạ dày nóng thì hơi thở hôi hơn, liệu em có bị hôi miệng do dạ dày không, trước đây em có đi khám ở BV Bạch Mai chỉ soi dạ dày thôi và bị kết luận là viêm dạ dày. Em rất mong các anh chị tư vấn cho em nên đi khám ở đâu thì tốt nhất vì em đi khám nhiều nơi không có kết quả gì cả.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Hơi thở không được thơm tho, nguyên nhân có thể là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc cũng có thể là do bạn đang gặp phải những vấn đề ở dạ dày. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến cho bạn mắc phải chứng hôi miệng:

- Bệnh ở cơ quan tiêu hóa

- Bệnh về răng miệng (Ngay cả khi việc đánh răng của bạn rất đều đặn và thường xuyên)

- Do vùng khoang miệng bị khô. Miệng khô là do những tác nhân như hút thuốc lá, trong khi ngủ bạn thường có thói quen mở miệng, do sự mất nước…

- Do bị viêm xoang, viêm họng hay những viêm nhiễm khác ở đường hô hấp, hoặc ngay cả việc bị loét miệng cũng chính là thủ phạm.

- Do chế độ ăn uống thiếu chất, thường xảy ra với những người áp dụng chế độ ăn kiêng hay ăn chay.

Hôi miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu hôi miệng kèm theo những triệu chứng như ghê cổ, buồn nôn, bạn không được phép chủ quan mà hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có những kết luận chính xác.

Nôn là một phản ứng phản vệ của cơ thể, nhằm mục đích “làm sạch” hệ thống tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân đi kèm với triệu chứng bị nôn và hôi miệng ví như do việc ăn những thức ăn không hợp khẩu vị, uống rượu, do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, do phản ứng của cơ thể đối với loại thức ăn mà bạn “nạp” vào.

Chính vì thế, nếu bạn bị hôi miệng đi kèm với triệu chứng bị nôn, thì cần thiết phải đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước


Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm, các mối quan hệ của khổ chủ và gây khó chịu cho người đối diện. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này.

Nặng mùi do đâu?

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây hơi thở nặng mùi đều từ trong khoang miệng - và đa phần chúng bắt nguồn từ cuối lưỡi. Lưỡi bạn giống như một tấm thảm dày mà những vi khuẩn gây mùi hôi cứ trú trong những lỗ rất nhỏ của tấm thảm đó. Có khoảng 600 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng bạn, và chúng tạo ra rất nhiều chất nặng mùi khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến:
hoitho.jpg
Hơi thở thơm mát sẽ khiến bạn tự tin hơn

Miệng khô

Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nước bọt giúp làm sạch là làm ẩm khoang miệng, nhưng khi không có đủ nước bọt, các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, lợi và bên trong má, sau đó sẽ phân hủy và tạo ra mùi hôi. Điều này giải thích tại sao hơi thể của bạn lại thường nặng mùi nhất vào buổi sáng bởi miệng của bạn bị khô đi trong lúc ngủ.

Các bệnh lý khác

Đôi khi hơi thở nặng mùi cũng là tấm gương phản ánh tình trạng bệnh tật của bạn. Các bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là bạn đồng hành của chứng hôi miệng. Chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức thông thường ở trong miệng khiến cho miệng trở nên nặng mùi.

Điều này cũng xảy ra tương tự với bệnh viêm phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn bị mắc chứng táo bón hoặc những vấn đề liên quan đến dạ dày thì hơi thở của bạn cũng không được dễ chịu cho lắm. Bệnh viêm phổi mãn tính thường khiến cho hơi thở có mùi hôi hám trong khi bệnh suy thận lại khiến hơi thở có mùi cá ươn.

Chế độ ăn uống

Những người theo chế độ ăn ít carbohydrate thường dễ mắc chứng hôi miệng bởi cơ thể phải đốt cháy lượng mỡ dự trữ, tạo ra một hợp chất hữu cơ gọi là ketones, gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh dó, việc ăn các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi cũng khiến hơi thở bạn không được thơm.

Lượng dầu trong hai loại gia vị này ngấm vào trong máu, đưa tới phổi và thải ra từ từ qua hơi thở. Phải mất 24 giờ thì mùi hành tỏi mới biến mất. Đừng quên rằng rượu champagne cũng là một thủ phạm bởi nó chứ rất nhiều đường khiến cho dạ dày sau khi phân hủy xong sẽ tạo ra một thứ mùi rất chua và mùi này lại thoát ra ngoài theo đường miệng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến miệng khô, tạo ra một thứ mùi rất khó chịu. Những người hút thuốc lá thường mắc các bệnh về nướu (lợi) - điều này cũng gây ra hơi thở nặng mùi cho miệng.

Làm thế nào để phát hiện?
rangmieng.jpg
Nên gặp nha sĩ ít nhất là 2 lần/năm để loại bỏ các nguy cơ gây hôi miệng từ răng miệng

Muốn hay không, bạn vẫn phải thừa nhận có lúc bạn lo lắng về hơi thở của mình. Trên thực tế, ai cũng có thể là nạn nhân của chứng hôi miệng nhưng không phải ai cũng nhận ra điều đó. Và hãy dè chừng nếu bạn đang đọc những dòng này với nụ cười tự mãn. Rất có thể chỉ sáng mai thôi, khi thức dậy bạn sẽ thấy khó chịu với chính miệng của mình.

Các nha sĩ khuyên rằng có những cách thông thường nhất để bạn tự "chẩn bệnh" cho mình như: khum tay trước miệng và mũi, hà hơi rồi ngử; liếm cổ tay rồi ngửi; ngửi đầu thu âm của điện thoại ngay sau khi sử dụng. Nhưng cách hiệu quả nhất để phát hiện xem hơi thở của bạn có nặng mùi không là yêu cầu ai đó ngửi hơi thở của bạn và trả lời thật trung thực. Còn nếu bạn vẫn nghi ngờ trong e ngại thì bạn nên gặp riêng nha sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ có cách truyền thông điệp trung thực cho bạn một cách dễ chịu nhất.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Viêm dạ dày không gây ra triệu chứng hôi miệng hoặc hơi thở hôi.

Hôi miệng phần lớn là do các bệnh tại vùng răng miệng và họng gây ra. Trong khoang miệng có tới hàng trăm loại vi khuẩn, chính vi khuẩn lên men protein do thức ăn còn lại trong kẽ răng, miệng hoặc vùng amidan sẽ tạo ra các chất có mùi hôi như sulfur, methylmercaptan... Ngoài ra trong một số bệnh nặng, hơi thở của người bệnh cũng có mùi gây khó chịu cho người xung quanh như suy gan nặng, hơi thở của bệnh nhân có mùi amoniac; hoặc trong suy thận nặng, hơi thở có mùi urê.

Bạn đã bị hôi miệng nhiều năm nay mà vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, do vậy bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt và tai mũi họng để khám và điều trị.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

Thông thường, hễ 10 người có vấn đề với hơi thở thì tới hơn 1/2 nghĩ ngay đến nguyên nhân thật gần, đến lý do đâu đó đang núp kín trong vùng răng miệng.

Chữa hoài không hết vì định kiến

Tất nhiên hơi thở khó trong lành nếu răng không sạch sau bữa ăn, nếu viêm nha chu thường xuyên. Không sai là răng đứng hàng đầu trên bảng danh sách thủ phạm, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng. Bằng chứng là không thiếu người chịu khó đến nha sĩ nhiều lần, nhưng vẫn khổ tâm mỗi lần phải mở miệng.

Số còn lại thường kết tội cho dạ dày vì tiêu hóa trục trặc sao đó nên uế khí dội ngược lên trên. Không sai nhưng cũng chưa chính xác. Đừng quên là hôi miệng do nguyên nhân ở dạ dày, như trong hội chứng trào ngược, trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp, thậm chí đứng sau bệnh bội nhiễm vùng lân cận như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa… Đây cũng là điểm đáng lưu ý vì nếu các căn bệnh này không được điều trị đến nơi đến chốn thì miệng nếu không hôi mới lạ!

Đáng tiếc nếu chuyện gì cũng vơ đũa cả nắm rồi đổ tội cho vi khuẩn trong miệng. Cũng như người đời, vi khuẩn trong vùng hầu họng, cũng có loại tốt loại xấu. Có nhiều chủng loại vi khuẩn sống trên lưỡi tuy cũng có tên nghe ghê ghê nhưng hữu ích nhờ công năng ngăn chặn các loại “tà” khuẩn.

Hôi miệng do đâu?, Làm đẹp, hoi mieng, hôi miệng và cách chữa trị, hoi mieng nang, chua tri hoi mieng, tri hoi mieng, tri hoi mieng vinh vien, mieng hoi
Không sai là răng đứng hàng đầu trên bảng danh sách thủ phạm gây hôi miệng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng.

Nếu vì lý do nào đó mà phe "chính phái" bị đánh tả tơi do một số thói quen xấu của gia chủ, như kéo hơi vào quá thường bằng đường miệng vì nhai kẹo cao su, vì nói nhiều, nói trong khi ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh và nhất là hút thuốc, thì lực lượng vi khuẩn phe ta không còn đủ sức trấn áp thành phần nấm mốc bao giờ cũng có sẵn trong miệng và chực chờ từng cơ hội.

Đừng nghe hai tiếng vi khuẩn rồi ghê, phản ứng lên men của nấm mốc mới thực sự là nguyên nhân gây hôi miệng vừa ác liệt về mùi xú uế, vừa khó chữa! Đáng nói hơn nữa là nhiều người chưa biết hậu cứ kín đáo của đám nấm mốc chuyên nghề thừa nước đục thả câu là vùng đáy lưỡi. Đánh răng nhiều lần trong ngày, dùng chỉ chải khe răng đúng y lời dạy của nha sĩ mà quên vùng này thì tiền mất tật mang là cái chắc!

Giải pháp trong tầm tay

Muốn khử nấm mốc sống ký sinh trong vùng hầu họng lại tương đối đơn giản. Theo lời khuyên của Hiệp hội Nha sĩ ở CHLB Đức nên nhớ:

- Mỗi ngày 2 lần sáng tối dùng cây cạo lưỡi làm sạch vùng đáy lưỡi một cách nhẹ nhàng.

- Tránh lạm dụng các loại thuốc súc miệng có tính kháng khuẩn vì hễ diệt khuẩn thì nấm mốc lợi dụng thời cơ.

- Uống nước cho đủ trong ngày vì nấm mốc chỉ đợi thiếu nước bọt là thừa nước đục thả câu.

- Nhai ngay chút ngò rí sau khi ăn các món nặng mùi như tỏi, hành, mắm, sầu riêng…

- Súc miệng cho sạch sau khi uống cà phê.

- Súc miệng mỗi sáng với một muỗng canh dầu ăn nếu hay viêm họng để mượn phương pháp của y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda làm phương tiện thanh trùng vùng hầu họng.

- Súc miệng mỗi tối với nước trà pha chút tinh dầu cây thuốc, loại nào cũng được, loại nào dùng xong thấy dễ chịu.

Chuyện đời xưa nay vẫn thế. Thường khi chạy quanh để rồi trở về chỗ rất gần. Nhiều khi giải pháp của vấn đề tưởng chừng nhiêu khê lại đơn giản, lắm khi rất gần trong tầm tay.

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Do nhiều nguyên nhân : dạ dày, răng lợi, viêm mũi, viêm xoang....