Ra mồ hôi rất nhiều, Có bị sao không?

L2 love
L2 love
Trả lời 14 năm trước

Đổ mồ hôi là cách hạ nhiệt của cơ thể trong những ngày hè nắng nóng, nhưng nếu mồ hôi ra nhiều 1 cách bất thường, có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh sau đây:

1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh. Có thể thấy rõ điều này ở nửa thân dưới của người bệnh.
Trong khi nửa thân trên của bệnh nhân ra nhiều mồ hôi thì nửa thân dưới hầu như ra mồ hôi rất ít, nghiêm trọng hơn còn có thể bị tắc tuyến mồ hôi.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên có cảm giác đổ mồ hôi. Thậm chí, có những trường hợp, cứ ăn vào, là đổ mồ hôi khắp mặt. Hiện tượng ra nhiều mồ hôi mặc dù không nguy hại lớn đến sức khỏe con người, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt.
Vì thế những bệnh nhân tiểu đường nên tích cực hạn chế lượng đường trong máu, sử dụng các thuốc hỗn hợp thần kinh và tuần hoàn não theo chỉ dẫn của bác sĩ, để có những hiệu quả tốt nhất.

2. Lượng đường trong máu thấp
Tuyến mồ hôi chịu sự điều khiển trực tiếp từ hệ thần kinh. Lượng đường trong máu thấp sẽ tác động nhiều hơn đến các dây thần kinh, do vậy mồ hôi cũng ra nhiều hơn. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn có một số triệu chứng như: tim đập loạn, run tay, chóng mặt vv... nặng hơn có thể bị mất ý thức, thậm chí hôn mê.
Chẩn đoán để xác định lượng đường trong máu không khó, chỉ cần đến xét nghiệm ở các cơ sở y tế đảm bảo, uy tín, chất lượng. Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần ăn nhiều thức ăn có chứa hợp chất hiđrat cacbon, bệnh sẽ tự thuyên giảm. Còn trong các trường hợp nghiêm trọng hơn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Chứng bệnh tiền mãn kinh
Vì quá trình lưu thông máu rất dễ bị rối loạn nên người bệnh thường xuyên đổ mồ hôi. Bệnh thường xuất hiện những phụ nữ sau khi sinh trong độ tuổi từ 45 - 55 tuổi và thường xảy ra ở giữa kì kinh nghuyệt.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân rất dễ cảm thấy bị stress, lo âu, mất ngủ, da mẩn đỏ.

4. Bệnh béo phì
Những người mắc bệnh béo phì thường dễ đổ mồ hôi hơn những người có cân nặng trung bình. Quá trình ra mồ hôi này có thể liên quan đến các giây thần kinh cảm giác.
Để giảm triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, các bệnh nhân béo phì nên chọn lựa cho mình 1 chế độ giảm cân thích hợp.

5. U tế bào ưa crôm
Đây là chứng bệnh ít gặp và chỉ xuất hiện ở độ tuổi thành niên. Khối u này sẽ tiết ra các adrenalin và noradrenalin, kích thích cơ thể tiết ra mồ hôi.
Những người bị u tế bào ưa crôm ngoài biểu hiểu đổ mồ hôi nhiều, còn có các triệu chứng khác như cao huyết áp vv…

6. Suy tim
Đau tim, suy tim cũng kích thích đến các dây thần kinh cảm giác, dẫn đến việc ra nhiều mồ hôi, tụt huyết áp. Khi đổ mồ hôi, nhiệt độ trên da giảm đi đáng kể, đây là biểu hiện chứng tỏ da đã bị “nhiễm lạnh”. Suy tim, tụt huyết áp xảy ra đồng thời rất nguy hại đến tính mạng, cần được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị.

7. Bệnh lao
Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân lao, ban đêm khi ngủ thường ra nhiều mồ hôi hơn những người bình thường.
Nếu bạn thấy mình có 1 trong những biểu hiện trên thì nên đến khám ở các cơ sở y tế để có cách điều trị kịp thời.

Theo toitim.net

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

LÀ bệnh phog thấp rồi đó chứ sao mà hỏi nữa em ?

ha
ha
Trả lời 12 năm trước

Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều...

Toát mồ hôi ở tay chân:Đây là chứng tăng tiết mồ hôi do cảm xúc, thường thấy trong mùa hè. Bàn tay, bàn chân bệnh nhân rất ướt, chân dễ nặng mùi.

Bệnh trầm trọng lên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui - buồn đột ngột. Người bệnh thường lo lắng bồn chồn, dễ bị sang chấn tinh thần, mất bình tĩnh.

Tăng tiết mồ hôi vị giác:Bệnh xảy ra ngay sau khi ăn phải thức ăn cay nóng như tương ớt, nước sốt cà chua, cà phê, chè hoặc canh nóng. Lúc này, hệ thần kinh cảm giác bị tăng nhạy cảm; thường gặp trong một số bệnh như tiểu đường, zona, viêm hoặc chấn thương tuyến mang tai.

Triệu chứng: Mồ hôi ra nhiều tại các vùng trán, môi trên, quanh miệng, mũi và vùng giữa ngực.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân:Nguyên nhân là khí hậu nóng ẩm, lao động hay tập thể thao nặng, bất thường về hoóc môn (như cường giáp, tiểu đường, mãn kinh). Mồ hôi ra quá nhiều, quần áo ướt sũng làm mất điện giải, người bệnh nhanh mệt mỏi, chuột rút, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc.

Cách điều trị

Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường (pha 1 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê đường vào 1 lít nước sôi để nguội).

Các trường hợp tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng tốt. Thuốc aluminum chloride cũng có thể được đưa vào cơ thể bằng phương pháp điện chuyển ion. Các hạt điện tích của thuốc được đưa vào sâu qua da.

Việc tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách cũng giảm tiết mồ hôi rất tốt, nhưng lại gây yếu cơ khi cầm nắm. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng, giá thành cao. Ở điều kiện Việt Nam, chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

Các thuốc kháng cholinergic như Pro-banthine hoặc Glycopyrrolate cũng có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ.

Khi tất cả các phương pháp trên thất bại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực, hoặc tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch. giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách kèm hôi nách, phẫu thuật là phương pháp ưu việt.

Nguyễn Minh Nghĩa
Nguyễn Minh Nghĩa
Trả lời 11 năm trước

Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường có thuốc trị được đó bạn ah. Mình đã từng trị chứng này. Bạn liên hệ 0934 068 468 mình sẽ tư vấn cho bạn