Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường ?

Có bạn nào biết cách sớm phát hiện ra bệnh tiểu đường không nhỉ/

 

 

 

Ngô Phương Nam
Ngô Phương Nam
Trả lời 12 năm trước

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Dau-hieu-nhan-biet-som-benh-tieu-duong/55402852/248/

Huyentrinh
Huyentrinh
Trả lời 12 năm trước

Người mắc bệnh tiểu đường khó nhận biết mình đã mắc bệnh. Tuy nhiên, có thể dựa vào triệu chứng ban đầu: Uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát...

Cách đây khoảng hai tháng, bà Nguyễn Thị Nhen, sinh năm 1946, quê Lai Vung – Đồng Tháp, tình cờ bị bị quẹt trúng lưỡi cưa. Vết cứa chỉ trầy nhẹ rướm máu. Tưởng không sao, thế nhưng khi đi khám tại BV Sa Đéc, vết thương của bà Nhen "trở chứng. Nó không lành mà ngày càng bị hoại tử.

Sau đó, bà Nhen được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bà mới được các bác sĩ cho biết bà đã mắc bệnh đái tháo đường. Do vết thương đã bị hoại tử nhiều, các bác sĩ buộc lòng phải cưa chân của bà Nhen để bảo toàn tính mạng cho bà.

Tiểu đường: Môi trường của nhiều bệnh tật

Một trường hợp khác may mắn hơn không bị đoạn chi như bà Nhen là bệnh nhân Lê Thị Sáu, ở Hoà Long, Thuận An - Bình Dương, mắc bệnh đái tháo đường cách đây 5-6 năm ở tuổi 60.

Trước khi phát bệnh, bà bắt đầu uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong đêm. Sau đó, mắt bị mờ đi nhanh chóng.

Theo người nhà của bà Sáu, hàng ngày việc khó nhất là giữ gìn cho chân tay không bị trầy xước.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tạo điều kiện để nhiều loại bệnh tật khác bùng phát trong cơ thể, mà không biết trước được bệnh gì. Hiện nay, bà Sáu đang điều trị một căn bệnh về não do tiểu đường tại khoa Nội tiết – BV Chợ Rẫy.

Bệnh tiểu đường: Khó phát hiện

Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, bệnh tiểu đường đã được mô tả trong các tài liệu y học cổ đại phương Đông và phương Tây. Hiện nay, số người mắc căn bệnh này đang tăng dần theo thời gian.

"Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường: Uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát. Người bị bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. Ngoài ra, người bệnh ăn nhiều, và thèm đồ ăn ngọt"

“Phần đông, bệnh nhân vô tình phát hiện bị tiểu đường thường do đến bệnh viện vì một bệnh khác. Hoặc người bệnh chỉ biết mình bị bệnh tiểu đường khi có những biến chứng trực tiếp liên quan đến tiểu đường, như: mờ mắt, lao phổi hay viêm phổi, loét chân lâu lành...,” BS Tuyết Hoa cho biết.

Cũng theo BS. Tuyết Hoa, triệu chứng ban đầu có thể nhận biết được bệnh tiểu đường: uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát. Người bị bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. Ngoài ra, người bệnh ăn nhiều, và thèm đồ ăn ngọt.

Điều trị tiểu đường: Ăn uống là quan trọng

BS Tuyết Hoa nhấn mạnh, đối với người bệnh tiểu đường, không chỉ đơn thuần là cho thuốc uống như điều trị bệnh cảm. Điều quan trọng nhất là ăn uống – uống thuốc – tập thể dục phải hài hòa để đường trong máu của bệnh nhân ổn định.

“Bác sĩ phải kết hợp với bệnh nhân tiểu đường trong 3 việc này để các biến chứng của bệnh xuất hiện trễ hơn. Ở Mỹ, biến chứng của người bệnh tiểu đường xuất hiện sau khi khởi bệnh 10 năm, trong khi ở Việt Nam, thời gian đó chỉ bằng một nửa,” BS Hoa lo ngại.

35- 50% bệnh nhân bị tiểu đường ở Việt Nam bị biến chứng loét lâu lành dẫn đến bị đoạn chi; từ cắt ngón, cắt nửa bàn chân đến cắt giữa cẳng chân hay do hoại tử rộng nên bị cắt đến nửa đùi. Tính riêng BV Chợ Rẫy, trong năm 2002, toàn bộ đoạn chi của bệnh nhân tiểu đường chiếm 38% các trường hợp phải đoạn chi.

Trước đây, mỗi khi bị bệnh tiểu đường, các thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân khuyên bệnh nhân phải ăn kiêng tuyệt đối. Thậm chí các loại thức ăn bổ dưỡng như sữa, trứng cũng bị cấm. Tình trạng đói thường xuyên của cơ thể sẽ làm rối loạn các chuyển hoá trong người bệnh và bệnh nhân không đủ thể lực để đề kháng lại bệnh.

BS. Lê Thiện Anh Tuấn, chuyên khoa Nội, Hội Y học TP.HCM nói rằng, nhiều bệnh nhân rất sợ uống sữa vì sợ mập. Nhưng theo ông, mập hay ốm còn tuỳ theo cơ địa và gien của từng người.

Đối với các bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ còn khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều. Đặc biệt, tuy hạn chế các loại trái cây nhiều đường như sầu riêng, mít, bệnh nhân vẫn có thể ăn trái cây như cam, bưởi, chuối…Thậm chí có những loại trái cây, người bệnh cũng có thể ăn rộng rãi như người bình thường: ổi, cóc, mận…

BS. Tuyết Mai nhận xét, đa phần người bệnh không thích ăn rau. Một phần, khi có biến chứng do tiểu đường như tiêu chảy, người bệnh cảm thấy khó chịu trong ruột, nên rất kiêng ăn rau. Nhưng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đối với người bệnh ăn càng nhiều càng tốt các loại rau cà dưa cải.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gây sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường. Người bệnh tuy uống nhiều nước, nhưng vẫn không giảm được cảm giác khát nước, mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhiều trong thời gian ngắn

Làm thế nào phát hiện sớm bệnh đái tháo đường

1. Làm sao phát hiện được bệnh đái tháo đường sớm?

Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gây sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường. Người bệnh tuy uống nhiều nước, nhưng vẫn không giảm được cảm giác khát nước, mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhiều trong thời gian ngắn. Các dấu hiệu trên, có thể biểu hiện rõ cả bốn triệu chứng ở người bệnh này, nhưng chỉ biểu hiện một, hai triệu chứng ở người khác. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như trên, bạn có thể đến BS chuyên khoa Nội tiết để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp thấy vết thương lâu lành, thấy có cảm giác dị cảm ở đầu chi như cảm giác kiến bò, kim châm… bạn nên đi khám ngay.
Nhưng để phát hiện bệnh sớm hơn, những người mập phì hoặc có người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) bị mắc bệnh Đái tháo đường nên đi khám để được BS nội tiết chẩn đoán, theo dõi.

2. Các xét nghiệm cần làm?

Để chẩn đoán bệnh Đái tháo đường, xét nghiệm thường được làm là đường huyết lúc đói. Đường huyết lúc đói thường được làm vào buổi sáng hoặc sau 8 giờ không ăn. Lượng đường huyết của người bình thường thường dao động từ 3,9 – 6,1 m mol/L (từ 70mg/dl – 110mg/dl).
Trường hợp lượng đường huyết lúc đói của bạn trong hai lần thử bất kỳ đều lớn hơn 110mg/dl và nhỏ hơn 126mg/dl thì được gọi là “Rối loạn đường huyết đói”.
Nếu đường huyết lúc đói >= 126mg/dl bạn sẽ được BS đề nghị làm xét nghiệm lần nữa vào ngày khác. Cả hai lần xét nghiệm, lượng đường huyết đều >= 126mg/dl thì BS sẽ chẩn đoán là bị Đái tháo đường.

Tuy nhiên trường hợp thử đường huyết bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà >= 200mg/dl, đồng thời có các triệu chứng của tăng đường huyết đã nêu ở trên thì cũng được chẩn đoán là bị Đái tháo đường. Nếu trường hợp không có triệu chứng tăng đường huyết nhưng xét nghiệm đường huyết bất kỳ trong cả hai lần đều >= 200mg/dl thì cũng được chẩn đoán chắc chắn bị Đái tháo đường.

Trong trường hợp nghi ngờ, BS Nội tiết có thể sẽ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán cho bạn.

Ngoài ra, để chẩn đoán xem bạn đã bị các biến chứng do Đái tháo đường gây ra hay chưa, BS sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm về lipid máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid), chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, khám mắt, chụp X quang phổi. Các xét nghiệm khác như Doppler mạch máu, cũng có thể được thực hiện.
Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh, các BS cho làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần nhằm đánh giá kết quả của sự ổn định về chuyển hóa trên người bệnh bị Đái tháo đường.

3. Nên làm gì khi đã bị Đái tháo đường?

Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị Đái tháo đường, bạn không nên quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh.
Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người. Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu.
Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị. Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa trên tình trạng của bệnh.
Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với BS chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.

Công Mai
Công Mai
Trả lời 12 năm trước

Đái tháo đường typ I sẽ bắt đầu bằng các triệu chứng như: ăn nhiều uống nhiều, đi nhiều, gầy nhiêu, nhiễm toan ceton

đái tháo đường typ II thì tiến triển âm thầm và không bộc lộ các triệu chứng trên lâm sang

Mai Công
Mai Công
Trả lời 12 năm trước

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Khát nước và đi tiểu thường xuyên.
Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đói thường xuyên. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên các cơn đói dữ dội.

Giảm cân.Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói, nhưng trọng lượng cơ thể vẫn sụt giảm. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được tồn tại trong nước tiểu.

Mệt mỏi.Nếu các tế bào cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

Mờ mắt.Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các ống kính mắt của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt.

Thường xuyên mắc các bệnh lở loét,nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có các mảng da sẫm màu, nếp gấp của các cơ quan thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị tiểu đường, nên bạn không cần lo đâu, cô mình cũng bị tiểu đường lâu năm, giờ đang dùng Giảo cổ lam của Tuệ Linh, ổn định và an toàn lắm

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Dịch tễ học

Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ[1]. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54.

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện.

Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng mắt.

Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Phân loại

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

Loại 1 (Typ 1)

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<30T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.

Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Loại 2 (Typ 2)

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.

Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Bệnh tiểu đường do thai nghén

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Chẩn đoán

Bệnh tiểu đường là một bệnh không thuần nhất, có nhiều thể lâm sàng nên triệu chứng. Bệnh tiểu đường loại 2 có các triệu chứng diễn ra êm dịu hơn loại 1.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.

Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.

Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.

Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Xét nghiệm

Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:

ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥126mg/dl (≥7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.

Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥200mg/dl (≥11,1mmo;/l).

Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’.

Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là ‘bình thường’ vì theo thời gian, rất nhiều người người ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’ sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt.

Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’ bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu <5,5mmol/l.

Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là ‘test dung nạp glucose bằng đường uống’.

Test này được thực hiện như sau:

- Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (>200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.

- Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng - không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.

- Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:

Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

- Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.

- Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:

- Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.

- Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..

- Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.

Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):

Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.

Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.

Điều trị

Lối sống và thái độ ăn uống

Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

- Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.

- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

- Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận ...

- Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.

- Đơn giản và không quá đắt tiền.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc uống

Insulin (dùng cho dạng typ1)

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

- Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm

- Insukin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin

- Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

- Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm)

Thuốc dùng cho dạng typ2

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

- Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid

- Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin

- Phản ứng phụ khu dùng: hạ Glucose máu,dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.