Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường ?

pq
pq
Trả lời 13 năm trước
Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa... Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.

Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết.

Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.

Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:

- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu.

Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ.

- Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

- Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin

Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó:

1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng.

2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình.

3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn.

4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết.

Phuong Nguyen
Phuong Nguyen
Trả lời 12 năm trước

Uống trà hoặc viên giảo cổ lam Tuệ Linh để phòng bệnh bạn nhé.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường:

- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

- Tiểu nhiều, khát nhiều
: Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao..

- Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

- Giảm cân không kiểm soát: Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

- Vết thương lâu lành:
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.

- Bệnh về da: Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu

- Mờ mắt: Dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.

- Nhiễm nấm:
Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.

- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.

Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Dấu hiệu chung của cả hai dạng tiểu đường là:

  • Khát không ngừng
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Giảm cân
  • Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm trùng da tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.

Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện qua một cuộc xét nghiệm nước tiểu định kỳ, khi hàm lượng đường trong đó vượt mức cho phép. Sau đó, bạn nên xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân. Sau cùng là xét nghiệm mức độ đường trong máu. Một người bị tiểu đường sẽ không thể đào thải đường trong máu nhanh như người bình thường