Yama và Niyama, Những nguyên tắc tập để có sức khỏe tinh thần như nào ?

Trả lời 16 năm trước
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã tiết lộ rằng hơn 80% các bệnh đều do tinh thần gây ra. Do vậy, việc giữ được tinh thần anh định sẽ là một phương cách tốt giúp con người có được một cơ thể khỏe mạnh. Để đạt được điều này, theo các nhà Yoga Ấn Độ thì con người cần duy trì sự cân bằng giữa phát triển cá nhân với quan hệ xã hội. Điều này được thực hiện bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc nhằm hoàn thiện bản thân mình cũng như làm tốt vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội. Các nguyên tắc này cũng có thể gọi là đạo đức. Thông qua thực hành các nguyên tắc đạo đức, con người sẽ đạt được tiến bộ về tinh thần. Từ đó, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Các nguyên tắc này được gọi là Yama và Niyama. YAMA : các nguyên tắc nhằm mục đích giúp con người đạt được ý thức tích cực trong các quan hệ xã hội. 1. Không làm tổn hại (Ahimsa): không làm tổn hại đến người khác bằng tư tưởng, lời nói hay hành động. 2. Chân thật (Satya) : hướng các tư tưởng, lời nói, hành động với ý nghĩa có ích lợi. 3. Không trộm cắp (Asteya): Không chiếm hữu về vật chất hay tinh thần những gì thuộc về người khác; không lấy đi những gì thuộc về quyền lợi của họ. 4. Nhìn sự vật một cách toàn diện (Brahmacarya): Mở rộng tâm trí để thấy cái lớn lao và sâu thẳm của vạn vật. 5. Cuộc sống không xa hoa (Aparigraha): Không chạy theo những thói quen sống xa hoa, lãng phí.
Trả lời 16 năm trước
NIYAMA : các nguyên tắc nhằm để phát triển cá nhân. 1. Trong sạch (Shaoca): gìn giữ sự trong sạch về thể chất, tinh thần và cả môi trường sống. Một cơ thể và môi trường sống trong sạch có tác dụng tích cực lên tâm trí. Một cơ thể cường tráng, lành mạnh nhờ vận động các tư thế Asanas và theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý; một tư tưởng vị tha, nhân ái là cách tốt để loại bỏ những điều gây hại cho tâm trí. 2. Sự mãn nguyện tinh thần (Santosa): Hãy cố gắng tối đa để tiến bộ trong cuộc sống, nhưng cần giữ trạng thái hài lòng với gì đang có để duy trì được sự cân bằng về tâm trí. 3. Giúp đỡ người khác (Tapah): nếu chỉ nghĩ về mình thì sẽ làm cho tâm mình hẹp hòi, ích kỷ. Giúp đỡ người khác sẽ làm cho tâm mình rộng mở, vị tha và sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tapah còn bao hàm cả về ý thức bảo vệ môi trường. 4. Trau rồi kiến thức (Svadhyaya): Việc này sẽ giúp con người nhanh chóng đạt được sự tiến bộ trong cuộc sống. 5. Luyện tập đều đặn (Iishvara Pranidhana): Luyện tập thường xuyên các bài đã được học; qua đó nó sẽ giúp con người duy trì và phát triển những khả năng của mình