Mẹo giữ thực phẩm tươi lâu?

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Mỗi loại thực phẩm đều có thời hạn sử dụng khác nhau. Những thực phẩm tươi như rau xanh, trái cây và các loại thịt rất nhanh hỏng.

Nếu không được bảo quản đúng cách, chúng sẽ mất dần hương vị, dưỡng chất và độ tươi ngon.

Việc bảo quản thực phẩm đúng cách không chỉ giúp bạn chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà còn góp phần chống lãng phí cho “ngân sách” của gia đình. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản những thực phẩm thường dùng.

1. Những loại trái cây và rau xanh không cần bảo quản lạnh


Đối với một số loại rau, bạn không cần phải giữ lạnh mà chúng vẫn tươi trong vài ngày. Những thực phẩm này cần được để ở những nơi tối, mát trong nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và hơi nóng.

Chuối: Bạn chỉ cần đặt chuối vào đĩa đựng trái cây trong 3 ngày sau khi chúng bắt đầu chín tới, sau đó mới cần cho vào tủ lạnh.

Táo: Bảo quản táo ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 5 ngày đầu, sau đó có thể giữ lạnh để dùng được lâu hơn.

Mận và những loại trái cây có hạt: Khi chúng chưa chín, bạn có thể cho vào túi giấy và để ở bên ngoài đến khi chín thì bảo quản lạnh.

Hành và khoai tây: Những loại rau này không cần giữ lạnh mà chỉ cần để ở nơi khô và tối.

2. Những loại rau xanh và trái cây cần được bảo quản lạnh

Củ dền, cà rốt và củ cải: Cắt bỏ phần lá xanh trên ngọn, cho chúng vào những chiếc túi nhựa khô và giữ lạnh.

Dưa chuột, ớt chuông và bí: Những loại rau này nên để ở nơi khô mát hoặc cho vào túi nhựa và giữ lạnh.

Các loại rau có nhiều lá: Bạn cần “chăm chút” chúng cẩn thận hơn những loại rau củ khác. Trước tiên, cần rửa sạch lá và để chúng thật ráo nước rồi mới cho vào túi nhựa khô giữ lạnh.

Bắp: Giữ nguyên phần vỏ bắp để các hạt bắp bên trong không bị khô.

Nấm: Nấm chưa được rửa sạch bảo quản trong các túi giấy sẽ giữ được lâu hơn.

Đậu ve: Nếu chưa cần dùng ngay, bạn nên để chúng trong một chiếc túi nhựa riêng biệt mà không cần cắt bỏ phần cuống ở hai đầu của trái đậu.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi bảo quản các loại rau xanh và trái cây là phải cho chúng vào những chiếc túi riêng biệt. Trái cây và rau xanh sẽ thải ra khí ethylene, một loại khí gas không mùi, có khả năng đẩy nhanh tốc độ chín của các loại rau xanh và trái cây xung quanh, làm rau trái nhanh hỏng. Một số loại rau xanh như cải bó xôi sẽ thoát khá nhiều hơi nên sẽ làm hỏng các loại rau được để cùng.

3. Kỹ thuật bảo quản một số loại thực phẩm khác


Thịt và gia cầm: Những loại thịt này nên giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp chuyên để thịt và chỉ sử dụng trong khoảng 2 ngày. Nếu cần để lâu hơn, nên gói chúng bằng giấy bạc và cho vào ngăn đông. Thịt lợn muối xông khói và giăm bông cần cho vào hộp và dùng một chiếc khăn có nhúng giấm đậy lên phía trên.

Cá: Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng. Ngoài ra, nên luộc cá trước khi cho chúng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc giữ đông trực tiếp.

Trứng: Trứng cần được giữ nguyên trong hộp hoặc đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh.

Sữa: Sữa có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

Phó mát: Vì phó mát rất nhanh khô nên bạn cần dùng màng bọc thực phẩm để bọc chúng lại thật gọn gàng trước khi bảo quản lạnh.

Gia vị: Để “khống chế” mùi hương của các loại gia vị trong một thời gian dài, nên cho chúng vào các lọ thủy tinh có nắp kín.

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 12 năm trước

Để thức ăn luôn tươi lâu thì bảo quản là công đoạn vô cùng quan trọng và đòi hỏi bạn phải nắm được một số bí quyết. Các chị em phụ nữ thường cho thực phẩm vào trong các hộp nhựa hoặc bao ni lông rồi cho vào tủ lạnh, dùng trong vài ngày. Nhưng đây không phải là giải pháp luôn hiệu quả và an toàn. Bởi vì có thể bạn đóng gói sai cách, dẫn đến thực phẩm bị hư thối và thậm chí là nhiễm độc. Trên thực tế đã có một số thực khách khi ăn các món ăn được chế biến ở nhà hàng bị ngộ độc thực phẩm. Và nguyên nhân của những tai nạn này chính là do bảo quản các loại thực phẩm sai quy cách. Nếu bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để thức ăn luôn tươi ngon trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn thì hãy tham khảo một số mẹo nhỏStylist.vnđưa ra sau đây.

1. Phân loại thực phẩm khi cho vào tủ lạnh. Để riêng các loại thịt nguội với thực phẩm tươi như gà, bò xắt lát, bò bít tết và cá. Nếu bạn sử dụng tủ lạnh nằm ngang thì nên xếp thực phẩm đông theo từng loại.

2. Làm rã đông thực phẩm. Đặt thực phẩm trong lò vi ba và nhấn nút “rã đông” hoặc để qua đêm ở ngăn tủ thấp hơn đến khi đá tan ra.

3. Khi bảo quản cá ở tủ lạnh, bạn nên gói chúng trong các túi nhựa. Cho nửa ly nước lọc vào túi nhựa trước khi bịt kín. Nước sẽ giữ được hương vị của cá lâu hơn, thậm chí bạn có thể để nó đông như vậy trong một vài tháng. Và nếu làm rã cá đông, thì bạn ngâm nó vào trong sữa, đảm bảo khi nấu hoặc chiên cá sẽ có vị kem thơm ngon.

4. Đối với thịt và các loại gia cầm, bạn nên cho vào hộp chân không bảo quản thực phẩm. Công nghệ chân không sẽ làm thịt không bị mất chất khi để trong tủ lạnh. Hoặc bạn cũng có thể bảo quản thịt trong các hộp nhựa kín gió. Nắp hộp bịt chặt kín sẽ giúp thịt được tươi lâu hơn.

5. Ghi ngày và dán nhãn khi bắt đầu cho thực phẩm vào tủ lạnh. Khi xem những cái nhãn bạn sẽ biết cần phải nấu thực phẩm nào trước. Nhưng bạn cũng nên nhớ là thời gian tối đa để lưu trữ thực phẩm đông trong tủ lạnh là 6 tháng.

6. Lấy các thức ăn đóng hộp ra và chuyển sang các hộp chứa khác trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi các lon đồ hộp đã mở thì phản ứng hóa học sẽ bắt đầu xảy ra trong hộp thiếc và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, ngũ cốc và các loại hạt nên được bảo quản trong hộp khô và xếp vào ngăn. Và một điều đặc biệt nữa là những thức ăn còn thừa hoặc chưa sử dụng nhưng đã để quá ba ngày thì bạn cần vứt đi, chứ không nên tiếc mà giữ lại.

7. Rau củ bảo quản trong túi nhựa sẽ luôn giòn và tươi, sau đó bạn đặt nó vào ngăn đáy tủ lạnh. Trái lại, pho mát phải được gói với lá thiếc sau khi đã mở ra. Pho mát bị mốc vẫn có thể sử dụng nếu bạn bỏ lớp mốc đó đi.

8. Nhiệt độ lý tưởng đối với các tủ chứa thức ăn là 65 độ F. Những thực phẩm đóng hộp thì không nên để ở những nơi nhiệt độ quá cao.

9. Đem theo máy ướp lạnh nhỏ khi bạn đi cắm trại. Sử dụng máy ướp lạnh sẽ giúp thực phẩm luôn tươi và không bị thối trong nhiều giờ.

Có rất nhiều cách để bảo quản thức ăn an toàn và đảm bảo hiệu quả. Dần dần qua thời gian nấu nướng, bạn sẽ khám phá nhiều biện pháp khác. Điều duy nhất bạn cần phải nhớ mục đích của bạn là thực phẩm phải luôn an toàn.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 12 năm trước

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ rất hữu ích để giúp bạn có thể dự trữ được các loại trái cây và rau quả được tươi lâu hơn trong một khoảng thời gian dài.

1. Quả việt quất và nho

Bạn có thể giữ cho hai loại quả này được tươi ngon trong khoảng 10-14 ngày và thậm chí là lâu hơn nếu biết cách. Đơn giản, bạn chỉ cần để chúng trong tủ đông lạnh với điều kiện không rửa trước khi cho vào tủ để bảo quản.

2. Quả bơ

Bạn hãy làm theo mẹo nhỏ dưới đây để giữ cho quả mơ được tươi ngon tới 5 ngày sau: dùng báo bọc quả bơ lại để làm chậm quá trình phân hủy của nó, như vậy quả bơ sẽ tươi lâu hơn.

3. Đậu Hà lan

Hãy đặt loại quả này vào thùng kín nếu bạn muốn kéo dài thời gian sử dụng của nó.

4. Các loại đậu khác

Nếu thấy những hạt đậu này có màu sáng, bạn có thể lưu trữ chúng trong khoảng 2-3 ngày.

5. Giá đỗ

Nếu ngâm đậu trong nước và đặt trong tủ lạnh, mầm giá có thể tươi lâu kéo dài đến 3 ngày.

6. Dưa hấu

Bạn nên đặt dưa hấu trên bàn, chắc chắn nó sẽ “ổn” trong vòng một tuần. Việc này sẽ tăng gấp đôi mức độ lycopene và beta-carotene của dưa hấu. Và một ngày trước khi muốn ăn dưa, bạn nên cho dưa vào tủ lạnh. Tránh lưu trữ dưa hấu gần loại quả khác, vì dưa hấu là một loại trái cây có thể dễ bị hư hỏng do ethylene và khí đốt tự nhiên từ những loại quả này bay sang.

7. Cà chua

Cà chua, đặc biệt là cà chua chín cần được lưu giữ trong thùng kín và để trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm sự tiến triển của màu sắc, hương vị và hạn chế sự tiêu hủy chất dinh dưỡng của cà chua. Bạn cũng cần tránh để cà chua chín gần các loại rau khác, vì cũng giống với dưa hấu, cà chua rất nhạy cảm với khí ethylene.

8. Các loại rau xanh

Đối với các loại rau xanh, bạn cần giữ khô khi muốn bảo quản. Ngoài ra, bạn cũng có thể gói chúng bằng giấy mềm, sau đó cho vào trong túi ni lông và giữ ở nơi khô ráo. Tránh đặt rau gần với các loại rau quả phát ra chất ethylene.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 12 năm trước
1. Nên phân loại khi cất giữ.Một số loại trái cây như táo, chuối, đào, lê... khi chín, thường thải ra hợp chất ethylene có thể làm rau quả mau bị thối rữa. Trong khi cà rốt, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và rau thơm lại rất dễ bị tác động bởi loại khí này. Vì thế, không nên để các loại trái cây nói trên gần với các loại rau củ khác. Hãy cất giữ chúng ở những ngăn riêng biệt, nhờ đó mà thực phẩm sẽ lâu hư hơn.
2. Cách giữ gìn các loại thực phẩm khô. Gạo, bột, các loại hạt/đậu thường là nơi trú ẩn lý tưởng cho các loại mối mọt, và chúng chính là nguyên nhân làm cho thực phẩm khô bị “giảm tuổi thọ”. Bạn nên đóng gói riêng biệt từng loại thực phẩm khô vào nhiều lớp túi ni-lông, sau đó cất vào nơi khô ráo hoặc trong tủ lạnh.

Gạo, bột, các loại hạt/đậu thường là nơi trú ẩn lý tưởng cho các loại mối mọt, và chúng chính là nguyên nhân làm cho thực phẩm khô bị “giảm tuổi thọ”. Bạn nên đóng gói riêng biệt từng loại thực phẩm khô vào nhiều lớp túi ni-lông, sau đó cất vào nơi khô ráo hoặc trong tủ lạnh.

3. Nên sử dụng các túi đóng gói riêng.Thịt, cá và một số mặt hàng tươi sống khi mua về thường không đảm bảo về cách đóng gói bảo quản. Bạn nên sử dụng thêm ni-lông mỏng (loại chuyên dùng để gói thực phẩm/thức ăn) để gói thêm nhiều lần bên ngoài trước khi cho vào ngăn đá của tủ lạnh.

4. Nên giữ rau quả đúng nơi.Thông thường, khi mua rau quả về mà chưa sử dụng đến, chúng ta có thói quen “tống” tất cả vào ngăn cuối trong tủ lạnh (ngăn có nhiệt độ lạnh vừa phải, thường dành riêng để cất giữ rau củ và trái cây). Tuy nhiên, một số loại rau củ có khuynh hướng “dị ứng” với nhiệt độ lạnh như quả bí, cà chua, cam... nên lại rất mau hư. Để giữ độ tươi lâu hơn, bạn nên đóng gói chúng bằng giấy hoặc ni-lông trước khi cất vào tủ lạnh.

5. Cách bảo quản chuối.Chúng ta thường để chuối trên bàn hay trên kệ bếp để ăn dần dần. Tuy nhiên, chuối lại rất nhanh chín và mau bị thối rữa. Tốt nhất, khi chuối vừa mới chín, bạn hãy cất chúng vào tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm bớt tốc độ chín.

6. Bảo quản thực phẩm đã qua sử dụng.Thực phẩm đã qua sử dụng và bạn còn muốn tiếp tục dùng lại ở những lần sau thì nên đóng gói kỹ lưỡng bằng giấy bạc/ ni-lông hoặc cất giữ trong hộp nhựa và để vào trong tủ lạnh.