Món ăn giúp ngon giấc

Gần đây tôi bị khó ngủ, hay thức giấc lúc nửa đêm, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ngày hôm sau. Nếu dùng thuốc ngủ, tôi sợ bị lệ thuộc. Có món ăn nào “gây”… ngủ hay không?

Áng Mây Chiều
Áng Mây Chiều
Trả lời 14 năm trước

Có nhiều món ăn giúp an thần kinh, dễ ngủ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những món đơn giản không cần chế biến như nho khô, mật ong, rau diếp quăn, long nhãn. Nhãn có thể ăn tươi khoảng 20 – 30 trái tùy to hay nhỏ. Tuy nhiên, cũng như thuốc, không nên ăn nhãn nhiều, có thể làm cơ thể nóng, mắt đổ ghèn. Còn mật ong, nên dùng khoảng ba muỗng cà phê và nên uống lúc chiều tối. Nho khô nên ăn khoảng 10 – 15g, rau diếp quăn ăn theo nhu cầu. Về trái cây, có trái bơ là thực phẩm vừa giúp dễ ngủ, vừa chống lão hóa, mịn da. Trái bơ nên ăn với sữa hoặc mật ong.

Hạt sen ăn tươi hoặc nấu chè hạt sen long nhãn là món giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ. Củ sen cũng giúp dễ ngủ nhờ tính chất làm dịu thần kinh. Các món đề nghị gồm: củ sen hầm đuôi heo, chè củ sen, gỏi củ sen… Người xứ Huế còn có món củ sen hấp, tuy nhiên cách làm khá cầu kỳ: nếp và đậu xanh ngâm nở, nhồi vào các lỗ nhỏ trong củ sen, đem hấp chín, khi ăn xắt lát chấm mật ong rất ngon. Món củ sen hầm móng giò là món ăn bổ dưỡng của người Hoa, dùng cho các cặp vợ chồng sắp cưới, chủ yếu là giảm căng thẳng, cũng có khả năng gây ngủ. Nguyên liệu nấu gồm móng giò, củ sen, đậu đen, gừng, đầu hành trắng, hạt nêm, nước tương, rượu trắng, dầu ăn.

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, giảm chứng tiểu đêm, giảm mệt mỏi đau lưng... Các món ăn nấu cùng hoa thiên lý như bò né ăn với hoa thiên lý, thiên lý nấu canh tôm tươi, thiên lý nấu giò sống, lẩu hoa thiên lý… đều có tác dụng an thần.

Rau nhút cũng là món giúp ngon giấc. Cần nhớ, nên bỏ lá, chỉ ăn lõi, một ngày ăn từ 50 – 100g. Các món nấu với rau nhút có: lẩu (có rau nhút), canh chua, rau nhút xào nấm rơm… Trẻ em dưới năm tuổi không nên dùng rau nhút vì món này có thể trở thành “thủ phạm” gây tiêu chảy.

Để cập nhật thông tin về sức khỏe hãy truy cập website: www.nhipcausuckhoe.com.vn

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Không cần dùng tới thuốc tây, những món ăn theo bài thuốc đông y dễ mua, dễ làm vừa giúp bạn ngủ ngon đồng thời có tác dụng bồi bổ cơ thể.


Sự thiếu ngủ hoặc mất ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại cho sức khỏe, như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, tăng nguy cơ béo phì, dễ bị stress, giảm khả năng chống ung thư…Mất ngủ được đánh giá mức độ tùy theo các yếu tố như: khó dỗ giấc ngủ, sau 30 phút đến 1 giờ mới ngủ được, có khi trằn trọc rất lâu mới đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ không sâu, ngủ lơ mơ, dễ thức giấc, khó ngủ lại. Giấc ngủ ít, chỉ khoảng 3-4 giờ mỗi đêm, thức dậy quá sớm. Sau khi ngủ dậy người vẫn không khỏe, cảm giác còn buồn ngủ.
Để có một giấc ngủ ngon, trong bữa ăn hằng ngày, người bị mất ngủ nên dùng thường xuyên các loại thực phẩm sau:
HẠT SEN còn gọi là liên nhục, là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp, dược liệu quý để bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần, sáp trường, cố tinh. Rất có ích cho người suy nhược cơ thể, mất ngủ, lỵ, tiết tả, di mộng tinh. Ngày dùng 10-30gr. Cháo hạt sen, long nhãn: hạt sen 100gr, long nhãn nhục 20gr, vỏ quýt 1 miếng nhỏ (2x2cm), gạo nếp 100gr. Hạt sen bóc vỏ, rửa sạch, thông tim. Long nhãn nhục rửa sạch, để ráo. Vỏ quýt rửa sạch, thái sợi. Gạo nếp vo sạch, để sẵn. Cho tất cả vào nồi (nồi đất càng tốt). Đổ nước ngập quá 3cm. Đặt lên bếp, nấu lửa lớn cho mau sôi, vớt bọt, để lửa nhỏ cho sôi liu riu. Nấu đến khi thấy hạt sen và nếp chín mềm là được. Múc ra chén, thêm ít mật ong, đường, hoặc muối để ăn lúc đói bụng.
CỦ SEN còn gọi là liên ngẫu, ngó sen, có tác dụng an thần, làm mạnh dương khí, dưỡng huyết điều hòa tạng phủ.
- Canh củ sen, hồng táo: củ sen 500gr, hồng táo (táo đỏ) 200g. Hai thứ hầm chín nhừ, thêm đường phèn vừa đủ, dùng ăn nóng vào buổi chiều tối. Món ăn này còn giúp bồi bổ cơ thể.
- Củ sen xào tôm – thịt: củ sen 500gr, tôm đất 100gr, thịt heo nạc 100gr. Hành lá, dầu ăn, tỏi, tiêu, đường, muối, bột ngọt, nước mắm, ớt, chanh. Bắc chảo dầu lên bếp, khử tỏi vàng thơm. Cho thịt và tôm vào xào sơ rồi cho ngó sen vào xào chung. Nêm 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm, hành lá. Đảo đều rồi nhấc xuống. Món này ăn nóng trong bữa cơm. Có tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế, rất tốt cho người suy nhược, mất ngủ.
- Củ sen, đậu đỏ hầm thăn bò: ngó sen 600gr, đậu đỏ 150gr, vỏ quít 1 miếng 6 x 6cm, đậu đỏ: 150gr, thăn bò 300gr, muối hạt.
Cho vào nồi đất ½ lít nước. Nấu nước sôi, cho củ sen, đậu đỏ, vỏ quýt, thăn bò vào. Đậy kín nắp nồi, hầm các thứ khoảng 3 giờ thì nêm ít muối, khi thịt chín mềm nhấc xuống. Múc ra tô, ăn nóng.
Món này có tác dụng bổ huyết, dưỡng da, giúp tăng sinh lực, tráng dương rất tốt cho người bị huyết hư, thiếu máu, da mặt khô héo, người gầy yếu, bứt rứt trong người, ăn ngủ kém, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
LONG NHÃN là cùi của trái nhãn được dùng làm thực phẩm và làm thuốc gọi là long nhãn nhục, nguyên nhục hoặc quế viên. Theo đông y, long nhãn có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ tâm, bổ tỳ, an thần, trấn tĩnh thần kinh, làm tăng trí nhớ, làm đẹp nhan sắc, tăng tuổi thọ.
Khi ăn quả nhãn, nên chọn quả chín, không nên ăn quả chưa chín vì có thể sinh đàm. Đối với long nhãn khô, cách ăn tốt nhất là nhai nhỏ rồi ngậm và từ từ nuốt nước; không nên chỉ nhai sơ qua rồi nuốt liền. Mỗi ngày chỉ nên dùng 8-20gr long nhãn nhục (khô), dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen 20-30gr (khô), hồng táo 10-15 quả để nấu chè hoặc nấu cháo ăn rất bổ dưỡng, giúp ngủ ngon giấc và trợ tim.
Nếu uống được rượu, bạn có thể làm rượu long nhãn theo cách sau: Ngâm 200gr long nhãn nhục với 0,5 lít rượu trắng. Sau 2 tuần là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml trước bữa ăn.
Cháo bát bảo an thần, kiện tỳ: Gạo nếp 150gr, hạt ý dĩ 10gr, long nhãn nhục 10gr, bắc sa sâm 10gr, hoài sơn 10gr, hồng táo 10gr, xích tiểu đậu (đậu đỏ hạt nhỏ) 10gr, hồ đào nhân 5gr. Gạo nếp vo sạch. Các vị thuốc nấu nước cho sôi rồi để nhỏ lửa 45 phút. Cho gạo nếp vào nấu thành cháo. Khi ăn thêm đường, ăn theo bữa trong ngày.
- Nước long nhãn, táo đỏ: Táo đỏ 10 quả, long nhãn nhục 5 quả, bông cúc trắng 15gr. Tất cả rửa sạch, dùng 300ml nước đun sôi ngâm khoảng nửa giờ thì có thể uống được. Có tác dụng bổ não thanh hỏa, an thần trợ ngủ, tốt cho người làm việc bị áp lực.
ĐẠI TÁO có 2 loại: táo đen và đỏ, đều được dùng để chế biến món ăn bổ dưỡng. Có tác dụng an thần, bổ khí, trừ phiền muộn, nhuận tâm phế, trừ ho, giúp hạ mỡ trong máu.
Canh táo đỏ, rau cần tây, thịt heo: Rau cần tây 100gr rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô 20gr ngâm nước nóng có chút gừng khoảng 15 - 20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc 100gr rửa sạch cắt nhỏ, tỏi đập giập. Táo đỏ 20 quả, bỏ hạt, rửa sạch, để ráo. Đun sôi thịt heo và táo đỏ với 500ml nước, khi thịt chín cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào khuấy đều, đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm.
- Chè hồng táo: Hồng táo 20 quả, lạc (đậu phộng) 100gr, đậu đỏ 200gr. Các loại đậu ngâm nước qua đêm cho mềm. Nấu hồng táo chín nhừ, thêm đường. Dùng ăn nóng vào buổi chiều.
- Trà rau cần, táo đỏ: Trà 3gr, rau cần tây 150gr, táo đỏ 4-6 quả. Rau cần rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hạt. Cho tất cả vào nồi nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, uống thay trà. Thức uống này giúp ngủ ngon, thích hợp với người tăng huyết áp thể can dương thịnh.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Sau mỗi đêm mất ngủ, con người cảm thấy mỏi mệt, uể oải, làm việc không có năng suất. Đối với người mất ngủ nặng, sức khoẻ sa sút, tâm tính thay đổi, ngày càng trở nên khó tính. Bệnh này có thể được điều trị bằng các món ăn.

Đông y quan niệm con người là tiểu vũ trụ, mọi thay đổi, chuyển vận của vũ trụ đều ảnh hưởng tới con người. Âm dương của trời đất cũng như âm dương trong cơ thể, thế nên, con người biết sống theo lẽ biến của âm dương thì cuộc sống sẽ thoải mái, tâm trí nhẹ nhàng, khoan khoái.

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn bệnh. Người bệnh cần phải tìm ra nguyên nhân chính mà chữa tận gốc, đồng thời bồi dưỡng cơ thể, duy trì nếp sống điều độ, tập thư giãn tinh thần, tập thể dục dưỡng sinh, biết cách ăn uống kết hợp... Chứng bệnh ngoan cố này cần kết hợp nhiều mặt mới mong chấm dứt được.

Để tiện cho việc chữa trị, người ta phân loại mất ngủ như sau:

- Mất ngủ do hư chứng: lo lắng, hồi hộp, mệt mỏi, thần khí, đầu óc choáng váng, buồn nôn, dễ tức giận, ăn ít, gầy yếu, thức ngủ bất thường, miệng khát, di tinh, mạch loạn.
- Mất ngủ do thực chứng: bứt rứt bồn chồn, đầu choáng váng, đau nhức, đờm nhiều, đại tiện bí, hông sườn đau, miệng đắng, lưỡi đỏ.

Điều nên làm

- Không dùng những đồ kích thích làm mất ngủ như nước trà đặc, cà phê, thuốc lá.
- Thức, ngủ đúng giờ giấc, không nên ngủ ngày nhiều.
- Tập thư giãn tinh thần.
- Cố gắng thay đổi môi trường sống, nếp sống.
- Tránh giận giữ, lo lắng thái quá.
- Tăng cường vận động tay chân, tập thể dục dưỡng sinh.
- Đa số thuốc an thần đều độc, chỉ dùng khi thật cần thiết. Dùng thuốc ngủ dài hạn có thể dẫn đến quen và bị lệ thuộc vào thuốc.
- Điều hoà ăn uống, không ăn quá no, không nên uống rượu, chọn các món ăn dễ tiêu và có lợi cho giấc ngủ.

Duy trì nếp sống điều độ, điều hóa ăn uống cho hợp lí với lẽ tự nhiên, cơ thể sẽ dần dần thuận theo nhịp biến hoá của cơ thể, giấc ngủ sẽ bình thường.

Thức ăn giúp dễ ngủ

- Củ sen: là phần rễ cây sen cắm sâu xuống đáy bùn, nó có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì. Người ta thường nấu canh củ sen ăn để trị mất ngủ và suy nhược cơ thể. Hạt sen có tác dụng vào các kinh tâm, thận. Sen có thể nấu chè hoặc nhồi vào bụng chim bồ câu non để hầm. Ngoài ra, tâm sen có tác dụng giúp giấc ngủ sâu và êm.

- Củ súng: có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng vào các tâm tỳ, thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, ích thận, cố tinh, dùng để trị mất ngủ, suy nhược. Người ta cũng dùng củ súng để nấu canh.

- Nhãn: có vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ dưỡng cao, dùng để trị mất ngủ, kém trí nhớ.

- Táo: có vị ngọt, tính ôn, tác dụng vào ô hai kinh tỳ, sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa cơ thể, hoà giải các vị thuốc khác.

Các loại thuốc trị mất ngủ trên rất dễ tìm, dễ sử dụng, và không có tác dụng phụ nào đáng kể, người bệnh hay người bình thường đều có thể sử dụng được, và dùng dài ngày cũng không có gì đáng lo ngại. Những loại này không nhất thiết phải uống đều đặn như thuốc nên tiện cho việc sử dụng.


fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Món ăn giúp ngủ ngon giấc

Khó ngủ, hay thức giấc lúc nửa đêm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ngày hôm sau.

Liệu có món ăn nào có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng, mà không phải dùng đến thuốc ngủ hay không?
Có nhiều món ăn giúp an thần kinh, dễ ngủ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những món đơn giản không cần chế biến như nho khô, mật ong, rau diếp quăn, long nhãn. Nhãn có thể ăn tươi khoảng 20 – 30 trái tùy to hay nhỏ. Tuy nhiên, cũng như thuốc, không nên ăn nhãn nhiều, có thể làm cơ thể nóng, mắt đổ ghèn.
Còn mật ong, nên dùng khoảng ba muỗng cà phê và nên uống lúc chiều tối. Nho khô nên ăn khoảng 10 – 15g, rau diếp quăn ăn theo nhu cầu. Về trái cây, có trái bơ là thực phẩm vừa giúp dễ ngủ, vừa chống lão hóa, mịn da. Trái bơ nên ăn với sữa hoặc mật ong.
Hạt sen ăn tươi hoặc nấu chè hạt sen long nhãn là món giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ. Củ sen cũng giúp dễ ngủ nhờ tính chất làm dịu thần kinh. Các món đề nghị gồm: Củ sen hầm đuôi heo, chè củ sen, gỏi củ sen… Người xứ Huế còn có món củ sen hấp, tuy nhiên cách làm khá cầu kỳ: Nếp và đậu xanh ngâm nở, nhồi vào các lỗ nhỏ trong củ sen, đem hấp chín, khi ăn xắt lát chấm mật ong rất ngon.
Món củ sen hầm móng giò là món ăn bổ dưỡng của người Hoa, dùng cho các cặp vợ chồng sắp cưới, chủ yếu là giảm căng thẳng, cũng có khả năng gây ngủ. Nguyên liệu nấu gồm móng giò, củ sen, đậu đen, gừng, đầu hành trắng, hạt nêm, nước tương, rượu trắng, dầu ăn.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, giảm chứng tiểu đêm, giảm mệt mỏi đau lưng... Các món ăn nấu cùng hoa thiên lý như bò né ăn với hoa thiên lý, thiên lý nấu canh tôm tươi, thiên lý nấu giò sống, lẩu hoa thiên lý… đều có tác dụng an thần.
Rau nhút cũng là món giúp ngon giấc. Cần nhớ, nên bỏ lá, chỉ ăn lõi, một ngày ăn từ 50 – 100g. Các món nấu với rau nhút có: Lẩu (có rau nhút), canh chua, rau nhút xào nấm rơm… Trẻ em dưới năm tuổi không nên dùng rau nhút vì món này có thể trở thành “thủ phạm” gây tiêu chảy.