Camera Lumia 1020 bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Nếu bạn đang sử dụng chiếc Lumia 1020, bạn hãy tự hào 1 chút về nó. Bài viết này chia sẻ 1 vài kinh nghiệm nho nhỏ để sử dụng camera 1020 tốt hơn. Đây là chiếc điện thoại Lumia Nokia được trang bị công nghệ Pureview. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về Pureview khá nhiều, sau đây tôi đưa ra khái niệm mà mình hiểu:

PureView = Kích thước cảm biến lớn + xử lý ảnh theo công nghệ Pureview dựa trên thuật toán oversampling + ống kính tốt từ Carl Zeiss.

Đây chính là điều làm cho các điện thoại Pureview thật sự khác biệt với các điện thoại khác chính ở cảm biến ảnh lớn. Cảm biến ảnh dùng trên các điện thoại khác thường ở kích thước 1/3.2" hoặc 1/2.3" và Lumia 925, và 1520 cũng dùng kích thước cảm biến này.

Tính đến thời điểm này chỉ có 808 và 1020 mới thỏa mãn đủ điều kiện trở thành đại diện cho công nghệ Pureview thực thụ. Các dòng Lumia 925, và 1320, 1520 chỉ áp dụng được 2 vế sau mà thôi. Nên nếu thật sự yêu ảnh đẹp, thích chụp ảnh từ điện thoại thì bạn hãy tìm đến 1020 nhé.

1, Độ phân giải ảnh và cách quản lý ảnh chụp từ 1020

Trên Nokia 808, bạn có 2 lựa chọn: chụp ở độ phân giải cao nhất, hoặc không dùng đến giải thuật oversampling trong công nghệ PureView. Ảnh thu được ở dạng 38MP ở khung hình 4:3 hoặc 34MP ở khung hình 16:9. Còn nếu dùng Pureview, bạn chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là 8MP.

Trên 1020 Pureview không được nêu ra vì 1 lý do nào đó và bạn chỉ có sự lựa chọn 5MP hoặc 38MP/36MP tương ứng. Câu trả lời đó là: 5MP chính là ảnh được oversampling, 38MP là ảnh dùng độ phân giải thực của cảm biến, có tỷ lệ nén JPEG thấp.

Vấn đề lớn ở đây là chế độ upload ảnh lên Skydrive chỉ upload được hình ở 5MP, hình 38MP nếu có chỉ có 1 cách duy nhất là cắm cáp USB vào máy tính để chép ra mà thôi.

Vậy nên dùng ở 5MP hay 5MP + 38MP? Dùng 5MP tốt hơn hay 38MP tốt hơn?

Nếu bạn chụp ảnh để chia sẻ, không bao giờ in ảnh khổ lớn (trên 20x30cm), 5MP với giải thuật oversampling sẽ tốt hơn cho bạn. Còn nếu bạn thật sự rành kỹ thuật xử lý hậu kỳ, nên chọn chế độ có ảnh không nén, sau đó xử lý ảnh ở hậu kỳ theo cách bạn thích.

Trong trường hợp bạn đang dùng máy tính với hệ điều hành Windows, chỉ cần kết nối với máy tính bằng cáp, bạn có thể chép ảnh ra, và các ảnh có dùng thuật toán oversampling có phần “Pro” trong tên file. Với những ảnh không được nén sẽ có phần “Hires” trong phần tên file.

Nếu bạn dùng OSX, thì nên cài Nokia Photo Transfer để khi cần truy cập ảnh, chỉ cần kết nối với máy tính qua cáp là xong.

Trên màn hình browser của chương trình chỉ hiển thị ảnh có nén, bạn không cần lo lắng bởi khi bạn chọn thao tác Import, phần mềm sẽ import cả ảnh oversampling và ảnh không nén vào máy tính của bạn.

2, Tỷ lệ khung ảnh

Lumia 1020 hỗ trợ hoàn toàn cả 2 khung hình 16:9 và 4:3 trong đó 16:9 là tỷ lệ mặc định. Nếu bạn chuyên chụp ảnh phong cảnh, thì tỷ lệ 16:9 khá phù hợp, bố cục phù hợp với góc nhìn rộng vì khung ảnh này khá gần với ảnh toàn cảnh.

Nếu bạn dùng 1020 cho rất nhiều thể loại khác nhau, bạn nên sử dụng tỷ lệ 4:3 quen thuộc trên các máy ảnh gia đình trước đây, hoặc với khung màn hình TV và laptop trước. 4:3 cũng là tỷ lệ tốt, dễ cho việc bố cục ảnh, giúp tấm ảnh của bạn chặt chẽ hơn, ưa nhìn hơn.

3, Bố cục ảnh

Nokia Pro Camera có công cụ hỗ trợ cho bạn đường mạnh, điểm mạnh. Ngoài ra, Pro Cam còn hỗ trợ những dạng bố cục 1/3, Golden ratio, và các bố cục khác. Bạn chỉ cần vào Setting, bật chế độ Gridline và chọn dạng dưới mà mình quen thuộc/ muốn dùng.

4, Đèn flash

Đèn flash của Lumia 1020 dùng bóng đèn Xeon nên công suất khá mạnh và ổn định. Tuy nhiên tương tự như ở các máy ảnh gia đình khác, đèn flash này có GN number thấp nên dễ gây cảm giác ảnh quá đen ở hậu cảnh.

Nếu tận dụng được khả năng của chương trình Pro Cam, bạn có thể dùng Lumia 1020 hoạt động ở chế độ flash tương tự Slow sync ở các máy ảnh khác bằng cách chủ động chụp ở tốc độ chậm hơn.

Đây là kết quả khi chụp ở s=1/4s. khung cảnh ở hậu cảnh sáng hơn, nên ảnh cũng có sức sống hơn.

5, Chế độ cân bằng trắng và đèn flash

Lumia có xu hướng kém nhạy với các ánh sáng quá nóng và thiên vàng. Đặc biệt khi dùng với đèn flash, ảnh hay bị ám vàng nặng. Mình đoán là 1 phần do firmware hiện tại 1 phần do cảm biến ảnh được thiết kế bị color shift. Nên với những điều kiện sáng khó, hoặc khi ảnh kg được như ý, bạn hãy chọn chế độ White balance theo ý mình hoặc chụp 1 tấm ảnh với 1 tờ giấy trắng để sau đó có thể có màu tham khảo để điều chỉnh sau đó trên máy tính.

6, Độ méo của ống kính

Do tiêu cự thực tế của ống kính khá nhỏ nên độ méo ảnh ở rìa ảnh rất rõ nét, nhất là với các ảnh chụp với phương của bề mặt tiết diện cảm biến không thẳng đứng (xem ảnh minh họa bên dưới). Do vậy luôn để ý tư thế cầm máy, góc máy và luôn đặt vật cần chụp xa rìa ảnh bao nhiêu tốt bấy nhiêu, trừ trường hợp bạn ý thức được độ méo và muốn đạt được điều đó trong ảnh của mình.

7, Chân máy+ bang (grip)

Chân máy là 1 dụng cụ tốt để có thể có được ảnh tốt hơn, nhất là khi grib của 1020 hỗ trợ gắn chân máy. Với chân máy, grip, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp hơn, sắc nét hơn.

8, Chế độ chỉnh nét tay

Khi không lấy nét được, hoặc cần chủ động chụp ảnh ở khoảng cách lấy nét cố định, chế độ lấy nét tay trong Pro cam là 1 cứu cánh tuyệt vời.

Chưa có câu trả lời nào