Điện thoại Motorola Droid Bionic dùng có tốt ko ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Đã từ lâu lắm rồi, cả Verizon và Motorola mới cùng nhau công bố một sản phẩm mới, và mỗi lần như vậy, cả hai đều cung cấp cho người dùng một sự lựa chọn đáng giá đúng với từng phân khúc người dùng khác nhau. Mới đây, rất nhiều tin đồn được xoay quanh chiếc điện thoại của Motorola và cũng là sản phẩm cao cấp nhất cho đến thời điểm thiết bị được tung ra thị trường cuối cùng đã “tạm dừng” để nhà sản xuất châu Âu chính thức cùng nhà mạng Verizon giới thiệu một sản phẩm mới. Đó chính là Droid Bionic.

Rất nhanh chóng, cả trang tin Slashgear và Engadget đã có những bức hình cận cảnh đầu tiên cũng như đoạn video hands-on và bài đánh giá chủ quan nhanh về sản phẩm để chúng ta có thể thấy được rõ từng chi tiết cũng như hoạt động sơ bộ của chiếc điện thoại này.

Về thiết kế tổng thể, Droid Bionic dường như mang dáng dấp của Droid X2 nhưng với phiên bản hỗ trợ mạng LTE. Ở đây, thiết bị có màn hình LCD qHD 960 x 540 4.3 inch, với chip xử lý hai nhân TI-OMAP 1Ghz cùng bộ nhớ 1GB RAM và 32GB dung lượng lưu trữ trong đó được chia ra thành 16GB lưu trữ trong và 16GB trên thẻ nhớ microSD có sẵn. Mặt sau của máy được tích hợp camera 8 megapixel có khả năng quay phim HD 1080p với một đèn flash LED và khả năng tự động lấy nét đi kèm với một webcam ở mặt trước làm nhiệm vụ thoại hình video call. Đây là chiếc điện thoại hai nhân Android mạng LTE đầu tiên đồng thời cũng là smartphone mỏng nhất của Verizon cho đến thời điểm này.

Nhìn chung Droid Bionic là chiếc điện thoại đẹp với cảm giác cầm tay chắc chắn. Bên cạnh đó, lớp gương Gorilla Glass với khả năng chống xước có một chút hơi xiên về phía đường viền sẽ tạo cho người dùng một cảm giác khác lạ khi cầm trên tay chiếc máy này.

Về hiệu năng, Droid Bionic chắc chắn sẽ mang lại cho người dùng một sự ấn tượng trong khả năng xử lý. Các ứng dụng được khởi động một cách nhanh chóng và chạy rất mượt mà, các trang web được render (dựng hình) nhanh và bắt mắt. Dựa vào đánh giá điểm benchmark cho biết, chip xử lý TI-OMAP hai nhân 1Ghz của Droid Bionic có hiệu năng vượt trội hơn cả nền tảng Tegra 2 của NVIDIA, tuy nhiên lại đứng sau chip 1.2Ghz của Samsung Galaxy S II.

Bên cạnh đó, các widget ở màn hình chính cũng đã được Motorola thiết kế lại có khả năng điều chỉnh về kích thước, không giống như hệ điều hành ở Google mà chúng ta thường thấy. Các ứng dụng cài sẵn ở máy như Zumacast, GotoMeeting, Citrix Receiver hay MOTOPRINT… thật sự không để lại nhiều ấn tượng và dĩ nhiên người dùng có thể dễ dàng gỡ bỏ nếu không thích.

Thử nghiệm về kết nối mạng 3G ở cả 3 thành phố khác nhau, tốc độ truyền tải của Droid Bionic chỉ đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên, với mạng 4G, thiết bị mới thực sự khẳng định đúng “tên tuổi” của nó.

Về các đặc điểm khác, Droid Bionic sẽ có thời gian đàm thoại lên tới 650 phút và 200 giờ đối với thời gian chờ khi sử dụng pin có thời lượng 1735mAh được gắn sẵn. Bên cạnh đó, Motorola không hỗ trợ World Phone cho Droid Bionic, chính vì thế máy sẽ có thể không hoạt động được đối với các tầng mạng GSM toàn cầu.

Motorola đã thiết kế cho Droid Bionic rất nhiều phụ kiện. Ngoài bộ đế dành cho máy tính để bàn, chúng ta còn thấy một Lapdock giống như ở Atrix, giúp chuyển đổi smartphone thành laptop để người dùng thao tác trực tiếp với smartphone thông qua chiếc laptop này, một bộ HD Station giúp xuất tín hiệu từ smartphone lên HDTV hay máy chiếu projector, một bộ đế khác hỗ trợ trên khi di chuyển trên xe và một adapter HD di động. Dĩ nhiên, ở trong đó Lapdock là phụ kiện thú vị nhất với màn hình 11.6 inch, một bàn phím vật lý và trackpad đầy đủ dành cho Bionic. Khi chiếc điện thoại được cắm vào bộ Lapdock này, chúng ta có thể mở trình duyệt web Firefox, thao tác đa nhiệm với các ứng dụng của Android hay điều khiển các cuộc gọi cũng như nhắn tin thông qua một ứng dụng chuyên biệt là Motorola Webtop. Một điểm lưu ý khác là chúng ta không thể cắm Droid Bionic trên chiếc Lapdock dành cho Atrix 4G.

Motorola Droid Bionic sẽ được bắt đầu được bán vào ngày hôm nay với giá 300 USD, đi kèm hợp đồng 2 năm với nhà mạng. Trong khi đó, bộ Lapdock sẽ được bán với giá 299.97 USD, bộ HD Station có giá 100 USD và Webstation Adapter là 30 USD.

Từng được hoãn lại vài tháng trước, các mẫu netbook đầu tiên dựa trên nền tảng Cedar Trail – kế thừa của Pine Trail – tiếp tục bị hoãn, hứa hẹn ngày ra mắt mới sẽ là tháng 12 năm nay. Dù ngày ra mắt bị hoãn nhiều lần, tuy nhiên tin mừng là Intel đang tăng cường thêm vài tính năng mới cho Cedar Trail.

Đầu tiên, Cedar Trail sẽ trang bị công nghệ Rapid Start, cho phép hệ thống có khả năng phục hồi từ trạng thái ngủ đông (hibernate) sang sẵn sàng làm việc chỉ trong vòng chưa đến 7 giây. Thứ hai, Cedar Trail có tính năng Smart Connect, cho phép tiếp tục tải về các bản nâng cấp cho nhiều ứng dụng web khác nhau trong khi hệ thống ở trạng thái ngủ (sleep).

Các netbook dựa trên nền tảng Cedar Trail sẽ được trang bị 1 trong 2 mẫu vi xử lý 2 nhân: Intel Atom N2600 1.6GHz hoặc Intel Atom N2800 1.86GHz. Cả N2600 và N2800 đều được sản xuất trên tiến trình công nghệ 32nm, có nhân đồ họa tích hợp với khả năng hỗ trợ tập lệnh DirectX 10.1, có thể trình chiếu các đoạn video ở độ phân giải Full HD 1080p.