Sạc pin ẩu dễ hư điện thoại di động, sạc thế nào cho đúng?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Cắm sạc điện thoại và để qua đêm, vừa sạc pin vừa nghe nhạc hoặc đàm thoại… đem đến những nguy hại mà người dùng vô tình bỏ qua.

Sạc cả đêm, dùng được nửa ngày

Anh Tiến (Bắc Ninh) cho biết, anh dùng điện thoại BlackBerry khoảng nửa năm, trước đây thời gian giữa hai lần sạc pin của anh thường là 3 ngày dù anh có cường độ sử dụng điện thoại khá nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày nào anh cũng phải sạc pin nhưng pin rất mau hết, có khi trong nửa ngày đã thấy phải lôi sạc ra cắm lại.

Chị Hiền (Hạ Đình, Hà Nội) sau một lần ngủ quên để sạc pin qua đêm, sáng dậy thì thấy máy nóng rực như lửa, sau đó pin sạc rất nhanh đầy nhưng cũng nhanh hết rồi hỏng hẳn, chị phải đi mua một cục pin khác thay thế.

Mô tả ảnh.
Pin bền tại người.

Theo anh Tùng, một chuyên gia về điện thoại, hiện tượng anh Tiến, chị Hiền gặp phải là hiện tượng chai pin do sạc pin không đúng cách. Trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, bao giờ người dùng cũng nhận được lời khuyên nên sạc điện thoại ngay khi điện thoại tự tắt nguồn hoặc có báo hiệu pin yếu bởi nếu sạc khi chưa hết pin, điện thoại sẽ tự động giảm thời gian sạc. Còn nếu cắm sạc quá lâu, máy sẽ tự động sạc lại qua một khoảng thời gian nào đó (khoảng 5- 8 giờ) và ảnh hưởng xấu đến hoạt động và tuổi thọ của pin.

Tuổi thọ của pin giảm dần qua số lần sạc do quá trình điện hóa. Người dùng nên hạn chế số lần sạc cũng như tránh để pin trong tình trạng cạn kiệt năng lượng quá lâu. Các loại pin khác nhau có tuổi thọ tương ứng với số lần sạc khác nhau, theo bảng dưới đây:

Loại Pin

Số lần sạc

Nickel Cadmium (NiCd)

300-500 lần

Nickel-Metal Hydride (NiMH)

500-1.000 lần

Lithium-ion (Li-ion)

300-500 lần

Lithium-Polymer (Li-Po)

~1.500 lần

Sau số lần sạc trên, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm xuống mức 80% so với ban đầu và người chăm sạc hay để sạc qua đêm nhiều sẽ phải mua pin mới sớm hơn người sạc định kì.

Nguy cơ cháy nổ, hỏng máy

Cũng theo anh Tùng, việc cắm điện thoại qua đêm để máy nóng rực như lửa có thể gây hại cho điện thoại. Nếu sạc pin quá nhiều, tích điện thừa nhiều không tốt cho nguồn của máy. Hơn nữa, nhiệt lượng tỏa ra khi sạc pin quá lâu (hiện tượng máy nóng như lửa) sẽ ảnh hưởng tới main và các chi tiết bằng nhựa khác trong máy. Tuy trong pin đã có hai rơle bảo vệ nhưng trong những trường hợp cụ thể, có thể pin bị nổ, gây ra tai nạn đáng tiếc.

Năm 2007, Trung Quốc ghi nhận hai trường hợp chết vì nổ pin điện thoại. Một nhân viên nữ tại cửa hàng máy tính Levono tỉnh Quảng Châu đã chết vì đứt động mạch ở cổ khi chiếc điện thoại phát nổ khi đang sạc pin. Và một thợ hàn tử vong do đặt điện thoại trong túi ngực và làm việc trong môi trường nhiệt độ cao khiến pin điện thoại chuyển từ thể rắn sang lỏng gây phát nổ.

Cũng trong năm này, tại Ấn Độ đã ghi nhận 3 trường hợp nổ pin điện thoại và Hàn Quốc có một nạn nhân tử vong do tim phổi bị tổn thương nặng, trong túi ngực có cục pin điện thoại đã nóng chảy hoàn toàn. Còn tạiViệt Nam, giữa năm 2009 cũng đã ghi nhận một vụ nổ điện thoại do pin của anh Quang Huân được đăng tải trên diễn đàn Vozforum.

Giữ pin cho bền & sử dụng điện thoại an toàn

Mô tả ảnh.
Tắt nguồn khi sạc sẽ giữ pin được bền hơn.

Để giữ pin bền, người dùng phải sạc pin đúng cách và chọn thiết bị sạc hợp lý. Khi mua điện thoại mới, người dùng nên sạc rồi xả pin 3 lần để đảm bảo công suất sử dụng tối đa của pin.

Lần thứ nhất cắm sạc hơn tám tiếng đồng hồ (riêng với pin Li-Ion thì chỉ khoảng năm tiếng, cần chú ý đừng để pin quá nóng), sau đó dùng đến khi cạn pin (máy không hoạt động được nữa).

Lần thứ hai và thứ ba cũng làm như lần một và đến lần thứ tư trở đi thì dùng bình thường, nghĩa là khi máy báo pin chỉ còn một nấc là lúc cần sạc tiếp. Tuy nhiên, cứ mỗi 20 ngày thì nên để pin cạn hoàn toàn một lần rồi mới sạc tiếp.

Khi không sử dụng, cần tháo pin khỏi máy và cất ở nơi khô mát, nạp và xả pin theo định kì 2-3 tháng tránh tình trạng pin mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả. Ngoài ra, người dùng cũng cần sử dụng một bộ sạc tốt, đồng bộ với pin bởi những bộ sạc trôi nổi, không đồng bộ thường hay tự nóng lên và sạc pin rất lâu đầy.

Bên cạnh đó, để tránh cháy nổ pin, không nên để rơi pin dẫn đến va chạm gây rò rỉ pin, để pin gần nguồn nhiệt hay sạc pin quá nóng.