Phân biệt Palm, PDA và PPC bằng cách nào?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Bạn có bao giờ bị rối bù lên với bộ 3 này: Hôm nay thấy tờ báo này dùng từ “PDA”, ngày mai lại nghe nói đến Palm và Pocket PC. Có gì khác nhau đâu nhỉ, bạn tự hỏi, mình thấy chúng cũng vuông vuông, nhỏ nhỏ, rồi người ta cầm cây bút chỉ vào thôi mà ?


Palm Centro (của hãng Palm, Inc. Mỹ)


Câu trả lời ở đây là PDA là tên gọi chung của Pocket PCPalm. Pocket PC là PDA sử dụng hệ điều hành Windows Mobile do Microsoft phát triển. Còn Palm cũng là PDA nhưng dùng hệ điều hành PalmOS. Có thể bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm này? OK, hãy liên hệ với máy vi tính để hiểu rõ hơn! Máy vi tính là tên gọi chung của các máy sử dụng hệ điều hành Windows, Linux và Macintosh. Nói đến đây chắc bạn đã hiểu.

Pocket ” tiếng Anh có nghĩa là “túi” và “Pocket PC” có nghĩa là “máy vi tính bỏ túi”, ý nói là thiết bị này sẽ thông minh như PC, nhưng rất nhỏ để bỏ vừa vào túi. Còn “Palm ” nghĩa là “lòng bàn tay”, ý nói là máy chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, cả thế giới nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta là người đầu tiên chế tạo ra PDA, chúng ta sẽ gọi nó là gì? Chắc chắn sẽ không phải là “máy bỏ túi” hay “lòng bàn tay” mà là “thiết bị số thông minh siêu vi” hay một cái gì đó đại loại như vậy.

PPC dùng Windows Mobile

Cách đặt tên cho 2 loại PDA này là ví dụ rõ nhất cho nghệ thuật đơn “giản hóa công nghệ thông tin” của người Mỹ. Những sản phẩm công nghệ cao, có tính chất cách mạng làm thay đổi cả nhân loại được người Mỹ gọi bằng những cái tên rất bình dân: mouse (con chuột), mainboard (cái bảng chính), software - hardware (phần mềm – phần cứng), shorcut (đường tắt)… Một điều có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản!

Pocket PC là PDA sử dụng Windows Mobile - sản phẩm độc quyền của nhà Bill Gates. Có thể xem hệ điều hành này là phiên bản thu nhỏ hệ điều hành Windows sử dụng cho máy vi tính. Vì thế hầu hết người sử dụng khi dùng Pocket PC, họ sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc. Cũng là các cửa sổ Windows, cũng là nút Start để ra Menu, cũng là Word, Exel, Power Point và Internet Explorer… Đây là điểm “ăn tiền” của Pocket PC so với Palm.


Hiện tại Windows Mobile 2002 là phiên bản lâu đời nhất; tiếp theo là Windows Mobile 2003 với khả năng hỗ trợ multimedia cao hơn; Windows Mobile 2003 Second Edition là phiên hệ điều hành gần như mới nhất, với khả năng hỗ trợ xoay ngang màn hình rất lợi hại cho việc duyệt web trên Pocket PC. Rồi hệ điều hành Windows Mobile 2005 – đang được cộng đồng Pocket PC sử dụng rất phổ biến (nó là 1 đại diện tương tự như Win XP trên PC). Hay phiên bản mới nhất hiện nay là WM 6.1. Ngoài ra, phiên bản WM 7 sẽ rất có thể được ra đời cùng lúc với Windows 7 trên PC cũng được rất nhiều người mong đợi với tính năng Multi-Touch (công nghệ cảm ứng đa điểm).

PPC dùng Window Mobile của HP

Palm sử dụng hệ điều hành PalmOS. Hệ điều hành này căn bản được viết bởi hãng Palm Source. Sau đó các nhà sản xuất thiết bị Palm mua bản gốc này về và “thêm mắm thêm muối” trước khi đưa vào Palm sử dụng. Vì thế, mỗi Palm tuy sử dụng chung hệ điều hành nhưng mang phong cách rất riêng của hãng phát triển ra nó. Sony Clié thì cực mạnh về multimedia, PalmOne thì nghiêng về các ứng dụng hỗ trợ thông tin cá nhân, Hanspring thì phát triển PalmOS để sản xuất Palm-Phone. Nếu như các phiên bản Windows Mobile không khác nhau là mấy, thì các phiên bản hệ điều hành PalmOS lại khác nhau rất nhiều từ giao diện và cách sử dụng. Điều này mang tính 2 mặt: thú vị cho những ai thích “nghịch” máy và khó chịu cho những không kịp thích ứng.


Treo 650 máy Palm thành công nhất hiện nay

Palm và PPC

Điều khác biệt lớn nhất của Windows Mobile và PalmOS là sự “đa nhiệm” (đa = nhiều, nhiệm = công việc) và “đơn nhiệm” (đơn = ít, nhiệm = công việc). Windows Mobile, giống như Windows trên máy vi tính, là hệ điều hành đa nhiệm, nghĩa là: bạn có thể vừa mở cửa sổ của trình nghe nhạc, vừa xem duyệt web, vừa sử dụng từ điển. PalmOS là hệ điều hành đơn nhiệm, nghĩa là chỉ sử dụng 1 ứng dụng duy nhất trong 1 lúc. Tuy nhiên, “đa nhiệm” hay “đơn nhiệm” chỉ là chuyện trên lý thuyết! Vì sao? Đầu tiên, ngày nay, ít ra Palm cũng có khả năng vừa nghe nhạc, vừa sử dụng ứng dụng khác. Hơn nữa, ít có khi nào mà người sử dụng lại mở trên 3 ứng dụng cùng 1 lúc trên PDA, và nếu có, cũng ít PDA nào có đủ tài nguyên để thực hiện điều đó.

Như vậy tựu trung lại sẽ có những khái niệm phân biệt sau:

1 - PDA: Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân ( có tính năng phone hoặc không) là ông tổ của mọi thiết bị số cầm tay (bỏ túi) cho cá nhân

2 - PPC ( Pocket PC): những phone nào có màn hình cảm ứng, sử dụng hệ điều hành thuộc họ Windows CE với những phiên bản cao cấp nhất của Microsoft (ví dụ: windows Pocket PC 2000-2002 , windows mobile 2003, windows mobile 5.0, windows mobile 6.0 Profesional). Còn lại, tất cả những model cài hệ điều hành rút gọn của windows mobile (như: Windows 2003 Smartphone, Windows mobile 6.0 Standard), hoặc OS của bất kỳ hãng nào khác, thì không được phép gọi là PPC.

3 - Smarphone: Là Những phone này có màn hình cảm ứng hoặc không, chứa hệ điều hành giản lược (chẳn hạn trên PC thì Win Home, TinyXP là bản rút gọn của Win XP) như Windows 2003 Smartphone, Windows mobile 6.0 Standard, và những phiên bản hệ điều hành gọn của Symbian, BlackBerry, Mac. Mục đích chính là "đơn giản hóa phiên bản OS mobile cao cấp” cho đại đa số người dùng cuối tiện sử dụng những tính năng vừa đủ hợp lý.

4 - Những phone sài hệ điều hành xịn của các hãng khác thì hãng họ tự đặt tên, như các dòng treo sài Palm OS…

Mọi định nghĩa về Smarphone chỉ là tương đối, vì từng hãng họ tích hợp thêm nhiều tính năng đặt thù, ở cả phần cứng lẫn hệ điều hành cho dế yêu mà họ SX, để tăng tính cạnh tranh.