Tìm hiểu công nghệ HDR trên các dòng TV

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một công nghệ đang được áp dụng khá phổ biến trên các dòng TV thời gian gần đây, đó là công nghệ HDR.

Giới thiệu công nghệ HDR

HDR là viết tắt của High Dynamic Range, tức là dải tương phản động, là công nghệ cho phép hiển thị tốt hơn các vùng tương phản trong một bức hình, giữ được chi tiết ở vùng quá sáng, làm nổi các chi tiết ở vùng tối.

TV HDR có những khác biệt gì?

Với độ sáng được mở rộng, khả năng hiển thị các vùng tương phản tốt hơn, hình ảnh trên TV HDR mang đến cấp độ mới về khả năng tái tạo chi tiết, những khu vực tối sẽ đen sâu nhưng vẫn hiển thị đầy đủ, trong khi đó vùng sáng được tăng cường mà không bị "cháy" chi tiết, màu sắc cũng phong phú và sống động hơn, HDR hoàn thiện trải nghiệm quan trọng nhất của một chiếc TV đó là hình ảnh đẹp và trung thực, so với TV thường có độ sáng tối đa khoảng 100 - 400 nit, TV HDR cho độ sáng khoảng 1.000 nit và hơn thế, đem lại sự khác biệt rõ rệt.

TV HDR có tốt hơn TV 4K?

HDR không phải là công nghệ để tăng số lượng điểm ảnh, mà là công nghệ giúp mỗi điểm ảnh có chất lượng tốt hơn, TV 4K cần một màn hình lớn, với khoảng cách xem đủ gần để cảm nhận rõ hiệu quả, còn lợi thế mà HDR đem lại có thể xem trên bất kỳ kích thước nào.

Hạn chế của HDR

Tương tự chuẩn 4K Ultra HD, việc thể hiện nhiều chi tiết hơn sẽ khiến các video HDR chiếm băng thông, tốn kém trong việc lưu trữ và truyền phát, đồng thời, người dùng cũng cần nội dung tương ứng để khai thác hiệu quả mà nó đem lại, nếu như TV 4K có chức năng nâng cấp nguồn phát chưa đạt chuẩn lên Ultra HD thì tính năng chuyển đổi HDR lại chưa có.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn!

Chưa có câu trả lời nào