Cùng đánh giá chi tiết laptop Lenovo ThinkPad T410s: nhỏ, nhẹ, nhanh, cao cấp ? Liệu có được như mong đợi ?

Từ ngày được Lenovo mua lại, nhiều người không còn yêu thích thương hiệu ThinkPad nữa, họ cho rằng nó đã phần nào mất đi cái chất doanh nhân mà IBM dày công xây dựng. Nhưng nếu đã từng cầm trên tay T410s, chiếc ThinkPad mới nhất thì có lẽ những người đó sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình. T410s đẹp một cách lạ lùng, không ẻo lả, không yếu đuối mà cực kỳ rắn chắc, sang trọng. Chỉ tiếc là RAM mặc định chỉ có 2GB và ổ SSD mặc định chỉ là 80GB.

Giới thiệu:
Chiếc ThinkPad T410s mà mình mượn được có cấu hình trung bình, giá 1599$ trên website Lenovo tại Mỹ: CPU Core i5 520M tốc độ 2.4GHz, TurboBoost lên 2,93GHz. Dung lượng RAM chỉ 2GB, chip đồ họa tích hợp Intel nhưng lại được dùng ổ SSD 80GB của Intel. Ở phiên bản cao cấp hơn thì bạn có thể chọn Core i5 540M, RAM 8GB, ổ SSD 128GB và card đồ họa đôi Intel, nVidia NVS3100m.

Thiết kế và cổng giao tiếp:
ThinkPad T410s khá nhẹ, chỉ khoảng 1,8kg và dày từ 1-1,25 inch. Điều này cho thấy Lenovo đã chú trọng thiết kế máy thời trang và lịch lãm hơn. Hệ quả của thiết kế này là cổng USB đã được thiết kế dạng nằm, khác biệt hoàn toàn với dạng đứng của các máy ThinkPad truyền thống. Để có một mức giá cao như vậy, tất nhiên vỏ của T410s cũng phải cao cấp tương ứng. Mặt trên của máy có lớp nhung giống như các máy dòng T và dòng X từ thời Thinkpad còn ở IBM, cảm giác rờ trên lớp nhung này rất dễ chịu.

Dọc từ cạnh phải qua trái, chúng ta có ổ đĩa DVD, công tắc tắt mở WiFi, công tắc mở nắp máy, khe cắm mở rộng mà Lenovo gọi là System Expansion Slot, jack tai nghe 3.5mm, 1 cổng USB 2.0 và khe tản nhiệt. Để bảo đảm độ mỏng thì các khe cắm khác đã được đưa về sau lưng máy: khe tản nhiệt, cổng Display Port! , cổng eSata kiêm USB 2.0, 1 cổng USB 2.0 đặc biệt màu vàng, jack ethernet, VGA và nguồn.

Có 3 điểm cần phải nhắc đến về các cổng của máy, đó chính là Display Port, cổng xuất video chất lượng cao được Apple và Dell sử dụng chứ không phải HDMI phổ biến hơn. Tiếp đến là khe cắm USB 2.0 màu vàng có tác dụng giống với các máy tính Toshiba: cho phép sạc ngay cả khi tắt máy. Tuy không phải là quy ước chính thức nhưng bạn có thể dùng một mẹo nhỏ này để nhớ về các cổng USB: cổng USB trắng là bình thường, USB xanh là USB 3.0 và USB vàng là cho phép sạc khi tắt máy. Điểm cuối cùng cũng là đặc trưng của dòng máy ThinkPad: System Expansion Slot. Khe cắm này cho phép bạn tùy chọn Express Card 34 hoặc đầu đọc thẻ nhớ 5 trong 1 (thêm 10$, tùy chọn khi mua máy).

Mặt dưới T410s không còn giống các máy Thinkpad cũ, toàn bộ được cải tiến và thay đổi, sử dụng ít ốc hơn. Tuy vậy, so với thiết kế dạng mô đun của ổ cứng, khe ram của các laptop hiện đại thì thì T410s vẫn chưa hay lắm. Có lẽ ưu điểm nhất chính là đầu đọc DVD, có thể tháo ra để gắn thêm khay ổ cứng thứ 2 hoặc pin 3 cell.

Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy viên pin cũng được thay đổi, có một gờ vắt ngang bản lề máy nên bạn không thể dùng pin dung lượng cao lồi ra để nâng cao thời lượng sử dụng mà phải dùng pin gắn vào ổ DVD như đã nói ở trên. Với pin mặc định, chủ nhân chiếc máy cho mình biết anh có thể dùng liên tục khoảng 6 tiếng khi duyệt web.

Phía dưới pin là một khay gắn sim, người dùng muốn sử dụng phải mua thêm mô đun Qualcomm Gobi với giá 150$, mô đun này tích hợp cả GPS. Nếu muốn có thêm WiMax thì bạn có thể cấu hình card mạng với giá 55$.

Màn hình:
Khi nâng cấp lên đời vi xử lý Core i, Lenovo cũng đồng thời nâng cấp màn hình của máy lên độ phân giải cao hơn, 1440x900 từ 1280x800 trước đó. Độ phân giải này khá cao, xấp xỉ 15 inch của các hãng khác và ngay cả chính Lenovo nên hình ảnh hiện thị mịn và sắc nét. Tùy nhiên, màu đen vẫn chưa được đẹp như mong đợi mà hơi ngả về màu xám. Màn hình T410s cũng hỗ trợ cảm ứng nếu bạn chịu chi thêm 400$ nữa.

Khung viền màn hình của T410s vẫn được làm rất chắc chắn và cao cấp. Bản lề máy có thể đẩy nghiêng một góc 180 độ, tức là màn hình gần như nằm chung một mặt phẳng với bàn phím. Đây không phải là một tư thế mà chúng ta dùng hằng ngày nhưng nó cũng thuận tiện hơn trong việc trình diễn sản phẩm với khách hàng.

Nhập liệu:
Bàn phím Thinkpad vẫn cứ luôn tốt như thế, tốt một cách đáng ganh tỵ, cảm giác nhấn từng phím một hơi cứng nhưng lại rất chắc chắn, hoàn toàn không có cảm giác rung phím. Lenovo vẫn dùng bàn phím truyền thống trên T410s, không phá cách dùng Isolation (chicklet) như người anh em X100e. 2 phím Delete và Escape được làm to lên, trông khá lạ.

Phần touchpad của T410s được trang bị công nghệ cảm ứng đa điểm, hoạt động khá nhạy và mượt mà. Thử phóng to bằng 2 ngon tay thì máy thực thi tốt, nhưng lại chưa thể thu nhỏ. Có lẽ đây là một lỗi liên quan đến trình điều khiển bàn rê này. Con trỏ đầu tẩy track point truyền thống vẫn còn đó, vẫn dễ điều khiển như ngày nào. Có thể nói về mặt nhập liệu thì T410s xứng đáng đạt điểm số tối đa.

Một cải tiến khác cũng cần phải nhắc đến là đầu đọc vân tay. Bình thường thì thiết bị này được đặt trong một khung viền kim loại, có thể làm cho người dùng bị “giựt điện” nhưng Lenovo đã thay đổi, để nó nằm trong khung nhựa nên đầu đọc vân tay không còn gây hại được nữa.

Hiệu năng sử dụng:
T410s mà mình cầm trên tay sử dụng ổ cứng SSD Intel nên tốc độ khởi động máy là rất nhanh, chỉ khoảng 20 giây. Lenovo đã cải tiến trong BIOS và các phần mềm để thực hiện việc này, theo họ thì thời gian khởi động rút ngắn được 50%. Do không có thời gian thử nhiều nên mình chưa thể benchmark máy nhưng các chương trình bình thường đều chạy khá tốt, các phần mềm đặc trưng như ThinkVantage vẫn còn đó.

Kết luận:
Có nhiều người sẽ cho rằng mức giá của T410s là quá cao so với cấu hình nhưng liệu bạn có thể phán xét như thế với những sản phẩm cao cấp như VAIO Z hay MacBook Pro hay không? Mỗi sản phẩm có một phân khúc khách hàng riêng, nếu mức giá đó không phù hợp thì chỉ là vì nó không được tạo ra cho bạn mà thôi, cũng như T410s không được tạo ra cho mình. Còn đối với những người cần sự ổn định, sự chắc chắn và tin cậy thì T410s chắc chắn là một sản phẩm rất tốt, thuộc loại đầu bảng trong những máy tính doanh nhân.

Một số hình ảnh:













































Theo tinhte
nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 14 năm trước

Càng ngày càng mê mấy con Thinkpad dù đc bác lenovo mua lại! Nhưng vẫn còn cái hay của nó! Hiện tại đc thích con W của nó! Ráng để có e nó đây hihi

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 14 năm trước

Thật nam tính, nhưng tiếc là kiểu bàn phím này mình không thích bằng của Apple hoặc HP. Có lẽ mẫu này dành cho đối tượng U40 trở lên thì hợp nhất.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 14 năm trước

Công nhận máy quá ngon.

HUỲNH THÀNH NHỰT
HUỲNH THÀNH NHỰT
Trả lời 7 năm trước
T530 i5-3340 4G 320 15" gia 5tr7
T520 i5-2540 4G 320 15" gia 5tr
T510 i5-560 4G 250 15" 4T5

T430 i5-3340 4G 320 14"webcam gia 5Tr5
T420 i5-2540 4G 250 14"webcam gia 4tr5
T420 i7-2620 4G 250 14"webcam gia 6tr
T410 i5-540M 4G 250 14" 3Tr9

T500 P8700 2G 160G 15'' gia 2Tr5
T400 P8700 2G 160G 14'' gia 2Tr5
T61p T7300 2G 160G 14" gia 2Tr
R60 T7200 2G 160G 15" gia 1Tr8

alo 0933448955 phattrienphatdat.vn