Làm việc để laptop trên đùi có sao ko ?

Nhà tớ dạo này lắm muỗi quá, thế là cứ tối đến tớ lại bê laptop vào giường tớ làm, mà toàn để trên đùi thôi, mấy thằng bạn tớ bảo là như thế là "tiệt giống" đấy [:|] . Tớ chả tin lời nói từ miệng mấy thằng quỷ ấy đâu, nhưng nghe cũng thấy hãi hãi [/:)], hỏi cho chắc, nhà tớ con một mà [:,)]
hanoi
hanoi
Trả lời 16 năm trước
- Để trên đùi bác không thấy nóng á [;;)] Bác tham khảo bài viết sau Chương trình Panorama của đài BBC đã phát hiện ra rằng các mức độ bức xạ của wi-fi trong một trường học lớn gấp 3 lần mức độ bức xạ của điện thoại di động. Dù các số liệu đã cho thấy ảnh hưởng của bức xạ này thấp hơn mức độ an toàn cho phép của chính phủ Anh những 600 lần, thế nhưng vẫn có những tranh cãi diễn ra về việc sử dụng wi-fi. “Wi-fi chắc chắn không gây hại gì cho sức khỏe con người”, giáo sư Lawrie Challis của Đại học Nottingham cho biết. Giáo sư Challis, Chủ nhiệm ủy ban quán lý chương trình Nghiên cứu viễn thông di động và sức khỏe (Mobile Telecommunications and Health Research – MTHR), nói: “Những tác động của wi-fi thường rất nhỏ, các máy phát có năng lượng thấp và cách xa con người. “Tuy nhiên, chúng có thể sẽ được đặt gần con người khi họ sử dụng laptop. Quan điểm riêng của tôi về vấn đề này là nếu như chúng ta đã khuyến khích trẻ em không sử dụng điện thoại di động, thì cũng nên khuyên chúng sử dụng máy tính để bàn thay vì laptop nếu như chúng định lên mạng trong thời gian dài.” Trong cuộc điều tra của mình, Panorama đã tới một trường học với hơn 1.000 học sinh ở Norwich để so sánh mức độ bức xạ từ một ăngten điện thoại di động thông thường với mức độ bức xạ của wi-fi trong phòng học. Các kết quả thu được, đã được công bố trên BBC One vào thứ Hai, cho thấy trong lớp học cường độ của tín hiệu wi-fi cao gấp 3 lần so với cường độ bức xạ của một điện thoại di dộng. Cường độ mạnh Năm 2002, ngài William Stewart, chủ tịch cơ quan bảo vệ sức khỏe, đã đề xuất với chính phủ Anh không nên để “lọt” tín hiệu có cường độ lớn nhất từ ăngten điện thoại di dộng vào bất kỳ khu vực nào trong khuôn viên của trường học, trừ khi được sự đồng ý của nhà trường và các bậc phụ huynh. “Nghiên cứu về lĩnh vực này hiện vấn được tiến hành tại các trung tâm hàng đầu của nhiều nước khác nhau, nhưng bằng chứng lại chỉ rõ rằng các tín hiệu wi-fi truyền đi đều ở dưới mức gây ảnh hưởng cho con người”. Panorama đã trò chuyện với giáo sư Olle Johansson của Học viện Karolinska (Thụy Điển), người từng cho rằng có rất nhiều tác động đã được ghi lại do bức xạ mức độ thấp, ví dụ như hủy hoại nhiễm sắc thể. Giáo sư Henry Lai của ĐH bang Washington (Mỹ), cũng góp mặt trên Panorama, cho biết ông đã phát hiện ra những ảnh hưởng về sức khỏe tại những mức độ bức xạ tương tự như của wi-fi. Ông này ước tính trong số hai đến ba nghìn nghiên cứu được thực hiện trong suốt 30 năm qua, một nửa phát hiện ra ảnh hưởng trong khi một nửa thì không phát hiện thấy gì. Tuy nhiên, giáo sư Will J. Steward, Viện sĩ Viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh, cho biết: “Khoa học đã nghiên cứu mức độ an toàn của điện thoại di động trong nhiều năm và đa số bằng chứng cho thấy chẳng có gì phải lo ngại. Đối với wi-fi, mặc dù các thiết bị này hoạt động ở một tần số khác biệt không đáng kể so với di động nhưng chúng dùng ít năng lượng hơn với phạm vi thấp hơn.” “Không để lại hậu quả” “Phải nói thêm rằng các thiết bị wi-fi băng thông lớn đều không phải tiếp xúc nhiều với tai như điện thoại di động (gây hại cho não) và thật sự không để lại hậu quả gì. Điều này không có nghĩa là tất cả các bức xạ điện từ đều vô hại - ví dụ như ánh nắng mặt trời có nguy cơ gây ung thư rất cao, vì thế nếu bạn đang sử dụng laptop trên bãi biển, hãy làm dưới bóng râm”. Giáo sư Sperrin cho biết một trong số những khó khăn trong việc nghiên cứu wi-fi là không thể chứng minh được công nghệ này có phản ứng “âm tính” đối với sức khỏe. “Việc chứng minh một cái gì đó không có ảnh hưởng là không thể”, ông nói. Ông cho rằng sẽ chẳng có lí do gì để mà không loại bỏ wi-fi chứng nào nó chưa được chứng minh là an toàn. “Lợi ích về giáo dục thu được từ việc sử dụng laptop và tiếp cận thông tin có giá trị hơn bất kỳ những lo ngại vô căn cứ nào về tính an toàn của wi-fi. Tôi quan tâm hơn đến nhiệt lượng mà laptop sinh ra và ảnh hưởng của nó lên những bọ phận nhạy cảm của cơ thể con người
Thái
Thái
Trả lời 15 năm trước
Mọi người dùng laptop cũng đều biết rằng máy sẽ nóng lên chỉ sau vài phút khởi động. Đây không phải là vấn đề quan trọng nếu laptop được để trên bàn, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe là khá nghiêm trọng nếu đặt laptop trên đùi Máy tính để trên đùi, dù trong một khoảng thời gian ngắn, gây tác hại nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Năm 2002, một lá thư gửi cho tập san chuyên đề về y khoa The Lancet đã kể lại chi tiết trường hợp của một nhà khoa học Thụy Điển 50 tuổi, bị bỏng nặng ở vùng kín của ông sau khi để laptop trên đùi trong vòng một giờ. Người dùng máy tính là nam giới nên đặc biệt lưu ý điều này, vì một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ của vùng kín nam giới và sẽ làm giảm lượng “tinh binh”. Nếu ban ngày nhiệt độ trung bình ở vùng kín tăng 1 độ C thì số lượng tinh binh sẽ giảm tới 40%. Với người trẻ tuổi hơn, hậu quả do laptop quá nóng gây ra có thể kéo dài hơn. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở trường ĐH Quốc gia Stony Brook ở New York, nhiệt độ vùng kín của 29 người khỏe mạnh được đo trước và sau khi họ để laptop thông thường trên đùi trong vòng một giờ, và người ta phát hiện nhiệt độ tăng lên trung bình là 2,1 độ C. Thí nghiệm được lặp lại với một chiếc máy tính đang làm việc, và nhiệt độ trung bình tăng thêm 2,8 độ C. Tiến sĩ Yefim R Sheynkin, chuyên gia đại học Urology cho biết: “Nếu nhiệt độ tăng trong thời gian ngắn và không lặp lại nhiều lần thì không đáng ngại”; tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng nếu lặp lại thường xuyên sẽ làm mất khả năng hồi phục chức năng của tinh hoàn, có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn. Không bộ phận nào của máy tính được thiết kế có tỏa nhiệt, nhưng trên thực tế thì rất nhiều bộ phận lại tỏa nhiệt khi sử dụng do không tận dụng hết năng lượng. Dễ thấy một số bộ phận tỏa nhiệt mạnh như trục quay motor của ổ cứng, nhưng bộ vi xử lý và chip đồ hoạ mới là những bộ phận nóng nhất. Một PC để bàn với khoảng không rộng bên trong và quạt gió khỏe sẽ tự làm mát máy dễ dàng, nhưng máy tính xách tay nhỏ gọn khó có thể làm được điều đó. Ở laptop, nhiệt được thoát ra khỏi bộ vi xử lý bằng tấm tản nhiệt và được làm mát bởi một chiếc quạt rất nhỏ. Vi xử lý của một laptop hiện nay thường ở khoảng 50 độ C, nhưng nếu để máy làm việc quá tải có thể lên tới 90 độ C. Nếu nhiệt độ không bị kiểm soát thì nguy cơ cháy bộ vi xử lý là rất lớn, vì vậy các máy tính hiện đại có bộ phận cảm biến nhiệt, có thể hạ công suất máy nếu quá nóng. Dù vậy, làm mát máy tính xách tay hiệu quả không có nghĩa chỉ là giữ cho mỗi bộ phận ở trạng thái nhiệt thích hợp khi hoạt động. Nhiệt phải được phát tán đi đâu đó, và nếu không được thoát ra thì nó sẽ làm nóng các bộ phận bên trong máy, và truyền sang người sử dụng qua các bộ phận tiếp xúc trực tiếp như mặt dưới của laptop, bàn phím hay chỗ để cổ tay. Những máy tính thiết kế tốt có thể giữ nhiệt ở ngoài những vùng này; với một số model, nhiệt còn có thể phát ra ở trục nối giữa màn hình và bàn phím, hay mặt trên của máy, nơi chúng có thể phân tán đi được. Cách đơn giản nhất để tránh tác dụng phụ nguy hiểm này là để máy trên bàn. Nếu bắt buộc phải sử dụng trên đùi, hãy đặt lap trên một khay chuyên dụng, hoặc ít nhất là một tờ tạp chí dày giữa máy và chân của bạn. Nếu không thể tránh nhiệt phát ra từ laptop, hãy dùng phần mềm để “hạ nhiệt” chúng. Lap top thường đi kèm các phần mềm quản lý năng lượng, cho phép cài đặt chế độ hoạt động của các bộ phận khác nhau, sẽ giúp giảm nhiệt lượng. Nhờ đó, năng lượng pin được bảo toàn bằng cách giảm tố độ vi xử lý và tắt các bộ phận không dùng tới. Đặt bộ xử lý ở chế độ sử dụng năng lượng thấp nhất, cho ổ cứng nghỉ sau vài phút không dùng và để tốc độ quạtở mức trung bình hoặc cao, sẽ làm giảm nhiệt độ của laptop. Tốc độ xử lý càng cao, nhà sản xuất càng đau đầu tìm cách giảm nhiệt. Ví dụ, tăng tốc độ bus của RAM đồng nghĩa phát sinh thêm một lượng nhiệt đáng kể. Intel đã phát triển bộ nhớ tháo rời được gắn kèm cảm biến, có thể giảm tốc độ xử lý để tiêt kiệm pin và hạ nhiệt. Dưới đây là những tấm hình từ máy quay camera cảm ứng nhiệt cho biết laptop có thể nóng tới mức nào. Hình đầu tiên là một chiếc laptop sau vài phút được mang vào phòng ấm, hơi đậm màu hơn so với không khí xung quanh do nó vẫn đang dần đạt tới nhiệt độ phòng. [url=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp0_190708.jpg]http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp0_190708.jpg[/url] Hình thứ 2 là chiếc máy tính đó sau khi bộ vi xử lý hoạt động với công suất chuẩn trong vài phút (màu của vùng không khí xung quanh đã thay đổi do phạm vi nhiệt độ được thay đổi cho thấy mức nhiệt độ cao hơn). Hãy chú ý bàn tay ở hình 3, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với 2 hình còn lại. [url=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp1_190708.jpg]http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp1_190708.jpg[/url] [url=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp2_190708.jpg]http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp2_190708.jpg[/url] [url=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp3_190708.jpg] http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp3_190708.jpg[/url] [url=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp4_190708.jpg] http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/hoanghai/laptoptemp4_190708.jpg[/url] Phần nóng nhất của laptop này là phần trên của bàn phím và phần giữa của vùng để cổ tay (46,4C), những nơi mà phía dưới là bộ xử lý và cơ cấu làm mát của nó. Mặt đáy, nơi đặt những bộ phận điện tử, cũng khá nóng. Bàn tay ở phía dưới bên phải đang ở nhiệt độ của cơ thể, so sánh với laptop sẽ nhận thấy ngay nó nóng như thế nàoLật laptop lên, nhiệt độ vẫn đang khá cao. Các điểm nóng màu trắng tương đương với những gì nhìn thấy trên bàn phím nhưng ở đây, nhiệt độ đạt tới mức khủng khiếp 50 độ C. Để chiếc laptop ở đây thêm vài phút nữa sẽ có thể dẫn tới cháy hỏng