Hỏi về địa chỉ IP của máy tính?

Cho mình hỏi một máy tính không kết nối internet thì có địa chỉ IP không?
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Địa chỉ IP dùng để kết nối các máy tính với nhau. Không nối mạng vẫn dùng IP trong trường hợp có 2 máy tính kết nối với nhau.
Hoang Nhu
Hoang Nhu
Trả lời 14 năm trước

Địa chỉ IP để định danh một máy tính hoặc thiết bị (node) trong mạng. Nếu không kết nối internet nhưng nằm trong mạng nội bộ thì máy tính vẫn cần có địa chỉ IP để xác định.

Trần Xuân Kiên
Trần Xuân Kiên
Trả lời 14 năm trước

Để trả lời được câu hỏi của bạn thì đơn giản nhưng để bạn hiểu về địa chỉ IP thì thật khó. Mình xin chia sẻ chút ít kiến thức của mình về vấn đề này.

Phân loại:

Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ : International Protocol - Giao thức toàn cầu) và được chia làm hai loại:Địa chỉ private là địa chỉ được sử trong các mạng nội bộ, địa chỉ public là địa chỉ xuất hiện trên Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ hay các tổ chức dành cho mailserver, web ... vv

Một câu hỏi đặt ra là địa vậy địa chỉ IP của máy tính cá nhân trong mạng LAN sẽ hiện diện như nào trên internet !? mình xin đưa ra một sơ đồ như sau.

Private IP (IP mạng LAN) <-> NAT <-> Public IP.

Để hiểu thêm về vấn đề này bạn nên tìm kiếm thêm thông tin trên google về vấn đê này.

Private IP: tùy người sử dụng thiết lập.

Public IP : đối với người dử dụng muốn có địa chỉ này thì ta có thể mua của các nhà cung cấp dịch vụ internet ví dụ ở VN là FPT, VDC, Viettel. Hiện nay mình được biết là FPT đang cung cấp cho khách hàng các địa chỉ này trên các hợp đồng cáp quang với hai dạng là IP front và ip route.

Vì vậy khi không kết nối internet thì máy tính của bạn có thể có một địa chỉ IP (Private IP) do modem, router.. cấp hoặc tự đặt trên card mạng của mình.

Về cấu trúc:

Địa chỉ IP được mã hóa bởi 32 bít được chia thành 5 lớp:

Lớp A: Có dải địa chỉ 1.0.0.1 - 126.255.255.254 hỗ trợ 127 mạng , mỗi mạng có 16 triệu IP

Lớp B : Có dải địa chỉ 128.1.0.1 - 191.255.255.254 hỗ trợ 16,000 mạng , mỗi mạng có 65,000 IP

Lớp C 192.0.1.1 - 223.255.254.254 hỗ trợ 2 triệu mạng , mỗi mạng có 254 IP

Lớp D: 224.0.0.0 - 239.255.255.255 Dành cho các nhóm multicast.

Lớp E: 240.0.0.0 - 254.255.255.254 Dành cho các ứng dụng trong tương lai, hoặc Nghiên cứu và mục đích phát triển.

Trên thực tế sử dụng thì cấu trúc được điều chỉnh khác đôi chút để sử dụng tối đa quỹ địa chỉ IP.

Phần IP mình xin dừng tại đây, ai quan tâm xin mail để trao đổi tiếp.

Xin trích thêm thông tin tại Wikipedia về phần này:

Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: International Protocol - giao thức toàn cầu) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu chuẩn Giao thức toàn cầu (IP).
Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng.

Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác.

Bất kỳ thiết bị mạng nào—bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy vi tính, máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCP, SNMP, v.v.), máy in, máy fax qua Internet, và vài loại điện thoại—tham gia vào mạng đều có địa chỉ riêng, và địa chỉ này là đơn nhất trong phạm vi của một mạng cụ thể. Vài địa chỉ IP có giá trị đơn nhất trong phạm vi Internet toàn cầu, trong khi một số khác chỉ cần phải đơn nhất trong phạm vi một công ty.

Địa chỉ IP hoạt động như một bộ định vị để một thiết bị IP tìm thấy và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, mục đích của nó không phải dùng làm bộ định danh luôn luôn xác định duy nhất một thiết bị cụ thể. Trong thực tế hiện nay, một địa IP hầu như không làm bộ định danh, do những công nghệ như gán địa chỉ động và biên dịch địa chỉ mạng.

Địa chỉ IP do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra. IANA nói chung phân chia những "siêu khối" đến Cơ quan Internet khu vực, rồi từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà cung cấp dịch vụ Internetcông ty.

Cấu trúc một địa chỉ IP

IPv4

Địa chỉ IP theo phiên bản IPv4 sử dụng 32 bit để mã hoá dữ liệu. Địa chỉ IP (IPv4) có dạng như sau:

EFG.HIJ.KMN.OPQ (ví dụ một địa chỉ IP: 220.231.124.5)

Trong đó mỗi ký tự trên đại diện cho một con số do người sử dụng máy tính, modem hoặc một máy chủ có dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) gán cho chúng.

IPv6

Địa chỉ IP theo phiên bản IPv6 sử dụng 128 bit để mã hoá dữ liệu, nó cho phép sử dụng nhiều địa chỉ hơn so với IPv4.Ước tính địa chỉ IP phiên bản IPv6 cho phép cung cấp (4*10^4)^4 (4 tỉ mũ 4) địa chỉ IP cùng lúc.

Địa chỉ IP phiên bản IPv6 đang dần được đưa vào áp dụng bởi nguồn tài nguyên IPv4 đang cạn kiệt do sự phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin. Tuy nhiên vì lý do tương thích với thiết bị cũ, nên chưa thể thay thế hết cho IPv4,các tổ chức đã đề xuất lộ trình chuyển đổi IPv4 sang IPv6 bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2012.

[sửa] IP tĩnh/động khi sử dụng Internet

Thuật ngữ IP “tĩnh” được nói đến như một địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người, hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt một địa chỉ IP. Thông thường IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với một mục đích riêng (máy chủ web, mail…) để nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn các quá trình đó.

Một số ISP sẽ yêu cầu khách hàng khai báo (hoặc cam kết) về mục đích của việc sử dụng IP tĩnh để quản lý khi cung cấp dịch vụ IP tĩnh cho khách hàng (nhằm tránh tạo ra các máy chủ cung cấp dịch vụ mà không đăng ký hoặc không được phép theo quy định riêng của từng quốc gia).

Trái lại với IP tĩnh là các IP động: Nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thông thường chỉ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối được đổi thành các IP khác. Hành động cấp IP động của các ISP nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào mạng Internet thì nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người sử dụng khác.
Như vậy nếu như sử dụng IP động thì người sử dụng không thể trở thành người cung cấp một dịch vụ trên Internet (chẳng hạn lập một trang web, mở một proxy cho phép người khác tự do thông qua nó để che dấu tung tích... trên chính máy tính của mình) bởi địa chỉ IP này luôn bị thay đổi.

Không hẳn là như vậy, nếu như người cung cấp dịch vụ tạo ra đó trên máy tính của họ, sau đó thông báo đến những người khác thì những người này có thể truy cập trong khoảng thời gian IP đó chưa bị thay đổi, và thêm các điều kiện rằng ISP của người tạo ra dịch vụ không đặt một firewall để không cho phép truy cập trái phép đến.

Do sử dụng IP động (kết hợp dùng chung IP) nên người sử dụng Internet ở Việt Nam thường gặp các rắc rối do chịu hậu quả của những sự phá hoại từ những người sử dụng IP trước đó (hoặc cùng thời điểm do sử dụng chung IP). Nhiều trang web, nhà cung cấp các dịnh vụ Internet…, đã cấm (block) một số địa chỉ IP phát tán thư rác hoặc gây ra phá hoại từ địa chỉ IP được xác định là đã được cấp cho các IXP, ISP của Việt Nam.

Quản lý địa chỉ IP ở các cấp độ mạng

Địa chỉ IP cần được quản lý một cách hợp lý nhằm tránh xảy ra các xung đột khi đồng thời có hai địa chỉ IP giống nhau trên cùng một cấp mạng máy tính.

Ở cấp mạng toàn cầu (Internet), một tổ chức đứng ra quản lý cấp phát các dải IP cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP, ISP) các dải IP để cung cấp cho khách hàng của mình.

Ở các cấp mạng nhỏ hơn (WAN), người quản trị mạng cung cấp đến các lớp cho các mạng nhỏ hơn thông qua máy chủ DHCP.

Ở các mạng nhỏ hơn nữa (LAN) thì việc quản lý địa chỉ IP nội bộ thường do các modem ADSL (có DHCP) gán địa chỉ IP cho từng máy tính (khi thiết đặt chế độ tự động trong hệ điều hành) hoặc do người sử dụng tự thiết đặt.

Dùng chung IP trên Internet

Do địa chỉ IP phiên bản IPv4 đang trở nên không đủ cung cấp cho tất cả những người đăng ký kết nối vào Internet nên rất nhiều máy tính đã phải dùng chung một địa chỉ IP ở cấp độ mạng toàn cầu.

Một ví dụ đơn giản: Các quán Internet Café, hay một công ty có rất nhiều máy tính, nhưng chỉ dùng một đường truyền tới nhà cung cấp dịch vụ Internet, tất cả các máy tính đó đều được dùng chung một IP làm đại diện khi kết nối với mạng Internet toàn cầu.

Khi các máy tính dùng chung một IP, các gói tin vận chuyển đi và đến sẽ được định tuyến cho nó giữa các máy tính của người sử dụng với một máy chủ cung cấp dịch vụ (ở xa) đảm bảo chính xác (không lẫn sang các máy khác dùng chung IP) thông qua một máy chủ nội bộ (ở gần) hoặc một bộ định tuyến (router).

Ở mức độ sử dụng gia đình, các modem ADSL ngày nay (có nhiều hơn một cổng, có thể là RJ-45+USB hoặc 3-5 cổng RJ-45) cũng được tích hợp sẵn bộ định tuyến và cho phép nhiều máy tính cùng kết nối Internet dùng chung một IP làm đại diện.
Các phương thức kết nối vào Internet bằng modem quay số (dial-up) trước đây không được tích hợp router. Việc chia sẻ kết nối Internet thường phải thông qua một máy tính đầu tiên, các máy tính sau kết nối qua router, switch, hub hoặc bằng các bo mạch mạng trên máy tính đó.

Để hiểu kỹ hơn về địa chỉ IP giao thức của nó, xin xem các bài IP, TCP/IP.

Nguyễn Thành Long
Nguyễn Thành Long
Trả lời 13 năm trước

Một máy tính không kết nối internet thì có địa chỉ IP không?

Nếu bạn chỉ hỏi là nó có IP hay ko thì phụ thuộc vào 2 trường hợp:

- 1 là nếu máy tính của bạn đc kết nối vơí modem hoặc một thiết bị phát sóng (bộ phát wifi) thì máy tính của bạn đương nhiên sẽ có một IP động

- 2 là nếu máy tính của bạn chỉ cắm với switch (switch này ko đc kết nối với modem) hoặc bạn ko kết nối máy tính với một thiết bị nào cả thì máy tính chắc chắn sẽ ko có IP nào

đó là 2 trường hợp có và không.

Còn nếu bạn muốn kết nối các thiết bị với nhau trong mạng nội bộ mà ko cần internet thì bạn có thể đặt IP tĩnh cho từng thiết bị