fellit
Trả lời 16 năm trước
Tác giả cuốn “Tuyết đen”: Cô gái có cái tên dịu dàng ấy cho biết cô thích :“Con trai còn trinh... Tức là những người đàn ông quan hệ nghiêm túc, có suy nghĩ, chứ không phải những gã yêu nhiều gái cho có... kinh nghiệm".
Sau “Phải lấy người như anh”, “Chuyện tình New York”, “Tớ là Dâu”, "Tuyết đen" của Giao Chi, một câu chuyện trên mạng nữa được xuất bản thành sách.
Các nhà văn, hay chưa được gán danh nhà văn bắt đầu biết sử dụng lợi thế của mạng để phục vụ cho những phát ngôn của riêng mình.
Giao Chi cũng xuất phát điểm từ việc tung những suy nghĩ và ý tưởng của bản thân lên mạng, chỉ nhằm xả stress cho riêng mình, tự thưởng và một số bạn bè (thân cận) được phép "chịu trận" những bức bối, nên cô viết "Tuyết đen".
Mới viết đâu đến chương 3, nhà xuất bản Mực Tím phía Nam đã "tóm thóp" cô, trả trước nhuận bút và yêu cầu viết cho tạp chí. Độc giả mạng (miễn phí đọc), độc giả tạp chí (mất xíu tiền) và được thưởng thức một câu chuyện kiếm hiệp (tác giả nói chỉ có 5% thôi) tuổi teen đầy háo hức và thỏa mãn trí tò mò của tuổi mới lớn.
Sinh ra ở một vùng đất phía Nam, mẹ vốn mê truyện Tàu, đặt tên cô con gái một rất dễ thương - Giao Chi, có nghĩa "cành xen cành", rất lãng mạn, dịu dàng, yếu ớt, nên thơ.
Nhưng Giao Chi thú nhận, bên ngoài không giống chút nào như mẹ mong ước. Cô thực tế, nổi nóng, khô khan và đã vào mạch chuyện thì không thể dứt ra nổi.
Sống ở Singapore 7 năm, ban đầu là theo học ngành sinh học tế bào và y khoa, ra trường lại làm biên tập cho truyền hình, chuyên về hoạt hình Walt Disney. Ngành là cha mẹ chọn cho, còn nghề thì Giao Chi tự... quyết định lấy.
Hiện tại, Giao Chi tên tiếng Anh là Annie đang sống cùng chồng ở Los Angeles, Mỹ, làm việc trong một bệnh viện, chuyên về giấy tờ. Sách xuất bản hồi tháng 9/2007, vẫn không ngừng phát hành ở các nhà sách, sạp báo.
Báo chí thì tìm Giao Chi phỏng vấn. Mực tím cũng tiếp tục đặt tác giả viết tiếp phần 2 "Tuyết đen". Cô thổ lộ: Hiện đã viết tới chương 22 của phần 2 chưa hé lộ một tẹo nào nội dung trên blog hay cho ai đó.
Câu chuyện có thể sẽ dài hơn phần trước, tính "sách" nhiều hơn, nhiều "trách nhiệm", ít được "tự tung tự tác". Phần này, Giao Chi sẽ viết theo kiểu trung hòa, hiểu bản thân muốn gì, và gặp độc giả ở một điểm.
Các độc giả tuổi teen đều tranh thủ vào blog của chị Giao Chi để "cảm thán", đồng thời đua tranh "sự cảm thụ" tác phẩm của cô bằng những... nét cọ.
Họ vẽ rất đẹp và làm sinh động hơn trong "Tuyết đen" xuất bản thành sách của cô. Giao Chi không chủ đích... viết văn, cô viết như một sự giải tỏa, nhưng cô viết "Tuyết đen" là có ý đồ riêng.
Giao Chi không đọc Kim Dung để bắt chước viết kiếm hiệp mà đọc những cuốn sách, bài báo xung quanh các tiểu thuyết cũng như các nhà văn viết về kiếm hiệp.
Công việc hiện tại của Giao Chi như là một bước chuyển, một đoạn "ngừng, ngắt quãng", còn cô vẫn muốn quay trở lại ngành giải trí. Nhưng không phải để viết, mà làm trong ngành truyền hình, biên tập viên truyền hình và coi mạng là một loại phương tiện truyền thông mới của thế giới.
Ít ai biết, Giao Chi là chủ nhân của 3 blog. Hồi còn sinh viên, blog viết bằng tiếng Anh của cô nổi đình đám tới mức ra đường vẫn còn có người chặn lại và "hỏi chị có phải là chủ nhân blog đó".
Giao Chi cười trừ và blog khi đó chỉ là những suy nghĩ "ủy mị" "ướt át" về tình yêu. Đóng cửa blog đó chừng hơn một năm nhưng vẫn còn cả loạt subscriber (người đăng kí vào xem).
Vừa trở về từ trời tuyết giá châu Âu, Giao Chi đã viết "Tuyết đen" trên blog fkcafe sau đó post song song trên Yahoo!360 cho... blogger Việt. Thành quả là hàng loạt người truy cập vào blog và "Tuyết đen" ra sách.
Cô tâm sự: "Hàng ngàn lượt người vào blog của tác giả hồi hộp chờ xem phần tiếp theo của truyện, ban đầu viết chơi chơi, "post" lúc nào cũng được, nay phải ôm máy tính 15 giờ/ngày, chiều lòng người hâm mộ. Rồi cảm giác có người đọc, người tương tác, thấy người mình nóng rực xao xuyến, hai bàn tay lạnh toát mà lòng bồi hồi...”.
Cầm tinh con gà, mê hoạt hình vì có 2 năm làm biên tập, Giao Chi rất giống nàng thỏ ít nói, lãng mạn Bunny trong bộ phim hoạt hình "Untalkative Bunny", thế nhưng phần lãng đãng, đôi khi tưng tửng, ngang tàng nhiều hơn, và cũng rất hài hước.