Để thành lập một công ty cần những vấn đề cần thiết nào về pháp lý và nguyên tắc hoạt động?

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 I- Ngành kinh doanh (Điều 7 - Luật Doanh nghiệp năm 2005): Doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm trừ kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Điều 7 của Luật Doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. 2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. 3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm. 4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước. 5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. II- Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (Điều 13 - Luật Doanh nghiệp năm 2005): Điều 13 của Luật Doanh nghiệp: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. III-Tên của doanh nghiệp (Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005): Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005: Điều 31. Tên doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng. 2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. 3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp 1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. 2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. 3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký: a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký; e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
nguyen thi ha
nguyen thi ha
Trả lời 14 năm trước

Thưa bạn !

Để thành lập một công ty cổ phần cần lưu ý những nội dung sau:

1. Tên công ty

2. Ngành nghề kinh doanh của công ty

3. Các cổ đông sáng lập

4. Vốn điều lệ của công ty....

5. Dự thảo điều lệ công ty

Nguyên tắc hoạt động của công ty sẻ tuân theo pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Ngoài ra hoạt động công ty còn chịu sự điều chỉnh của các luật có liên quan như: pháp luật thuế và các luật có liên quan khác

Tôi xin đưa cho bạn một số nội dung để bạn thảm khảo khi thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần

Coeus chuyên tư vấn thủ tục Thành lập công ty cổ phần, cung cấp hồ sơ xin Thành lập công ty cổ phần, đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin Thành lập công ty cổ phần cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Dịch vụ tư vấn Thành lập công ty cổ phần của Coeus đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Coeus cụ thể bao gồm các yếu tố sau:

1. Tư vấn hành lang pháp lý trước khi thành lập công ty:
Coeus sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng một số vấn đề liên quan đến việcThành lập công ty cổ phần như:
- Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty;
- Tư vấn về vốn vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty, …;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, tên viết tắt phù hợp với quy định của pháp luật, với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên công ty;
- Tư vấn về ngành nghề Đăng ký kinh doanh (những điều kiện trước và sau khi thành lập công ty đối với ngành nghề Đăng ký kinh doanh; lựa chọn, sắp xếp ngành nghề, dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới của công ty);
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự; quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.

2. Soạn thảo Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cho khách hàng:
Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Coeus sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng, cụ thể chúng tôi sẽ soạn thảo:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ Công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Coeus sẽ đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục thành lập công ty cổ phần:
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ cho khách hàng, Coeus sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất các thủ tục hành chính cho việc Thành lập công ty cổ phần như:

- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ Thành lập công ty cổ phần;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT;
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận Thành lập công ty cổ phần tại sở KH-ĐT;
- Công chứng giấy tờ cho khách hàng để tiến hành thủ tục tiếp theo;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp;

4. Dịch vụ ưu đãi sau khi thành lập công ty:

Khi công ty cổ phần của khách hàng được thành lập, Coeus vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí như:

- Hướng dẫn miễn phí và cung cấp bộ hồ sơ mua hóa đơn lần đầu;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu;
- Tư vấn thiết kế website;
- Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động;
- Tư vấn quảng cáo phát triển thương hiệu trên môi trường internet;
- Tư vấn về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hoàng Thu Trang
Hoàng Thu Trang
Trả lời 14 năm trước

Chào pạn!

cách tốt nhất là bạn liên lạc với 1 vp luật sư, họ sẽ tư vấn cho bạn cả về " nôi dung" cai công ty của bạn và cả thủ tục thành lập doanh nghiệp và họ cũng làm lun cho bạn, bạn chỉ việc đến ngày ngừoi ta gọi đi ký và lấy dấu về thui.

Nói chung la họ làm quen rùi lên khá chuyên nghiệp, chi phí cũng fai chang thui, mình ko bít thì đi lần sờ mất time