Những giải pháp hay cho vấn đề lạm phát đang hình thành ở Việt Nam?

Hiện nay cả nước Việt Nam đang gặp một nan đề khá lớn và trầm trọng, đó là chỉ số lạm phát tăng quá cao. Theo như ý kiến của bạn, thì những giải pháp nào là tốt nhất để kiềm chế nạn lạm phát này? Sẽ không có câu trả lời nào đúng hay sai, nhưng sẽ có câu trả lời hay nhất
Trả lời 16 năm trước
Câu trả lời hay nhất được quản trị hệ thống bình chọn Trước hết tôi phải khẳng định rằng: lạm phát đang diễn biến và lan rộng ở nhiều nước trên thế giới (không chỉ VN) chứ không phải là đang hình thành. Lạm phát có nhiều nguyên nhân nhưng tóm lại là do 3 nguyên nhân chính: - Lạm phát có nguyên nhân từ tiền tệ - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy. Lạm phát ở VN thời gian qua được nhận định nguyên nhân chủ yếu từ tiền tệ, tức là mức cung tiền VND trên thị trường quá nhiều. Mà mức cung chủ yếu từ kiều hối, từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, ... Chính vì thế mà trong việc điều hành chính sách vĩ mô, NHNN đã có quyết định là hút bớt tiền trong lưu thông về bằng nhều cách như: tăng dự trữ bắt buộc của các NHTM, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM, hạn chế mua USD vào,... Trên quan điểm tư duy của tôi, tôi nghĩ rằng giải pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của NH trong thời gian qua là đúng và hợp lý. Tuy nhiên, việc triển khai giải pháp lại chưa đồng bộ, chưa đủ để có tác dụng rõ rệt mà đôi khi gây ra một cảm giác giải pháp của NH không đúng hướng. Đó là việc NHNN hút tiền từ lưu thông về thông qua kênh các NHTM. Việc này tác động trực tiếp đến việc tăng trưởng của nền kinh tế vì khi hút tiền từ các NH về, NH sẽ thắt chặt tín dụng, hạn chế các DN sản xuất vay vốn, DN k thể mở rộng được sản xuất thậm chí gây ra việc mất cân đối thu chi trong các DN. Có thể tại thời điểm ra quyết định đó, người ta chưa thấy rõ tác hại của thâm hụt chi tiêu chính phủ quá lớn chăng??? Trong thời gian qua, rất nhiều dự án thuộc ngân sách nhà nước không đem lại hiệu quả, lãng phí, thất thóat. Chính vì thế, sau khi tung ra giải pháp hút tiền từ lưu thông qua kênh các NHTM thì tôi đã thấy chính phủ ra tay bằng một loạt các giải pháp như: thắt chăth chi tiêu của bộ máy hành chính, rà soát toàn bộ các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, cái nào k hiệu quả thì cắt bỏ, ưu tiên thực hiện các DA hiệu quả trước, ... Bên cạnh đó là giải pháp mang tính mệnh lệnh và tạm thời như: chưa cho tăng giá xăng dầu tiếp, chưa tăng giá điện, than đến hết tháng 6,... Bên cạnh đó, giải pháp mang tính dài hạn hơn đó là tăng tốc tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI. Về lâu dài, đó là giải pháp khá hay, vì dòng vốn FDI đầu tư vào VN chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và DV, đem lại sản phẩm thiết thực cho XH, và chắc chắn phải có hiệu quả. Vì thế, tăng tốc tiến độ giải ngân cho dòng vốn này là tăng cho XH một lượng cung hàng hóa khá lớn, nhằm hạn chế nhập siêu, giảm áp lực về khan hiếm hàng hóa (là một trong các yếu tố gây ra lạm phát) . Đó là suy nghĩ của tôi, tôi đã đọc tài liệu tham khảo và hiểu như thế, mọi người tham khảo nhé.