Phân Tích Những Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Hàng Hóa Theo Định Hướng Xã Chủ Nghĩa ? Xu hướng vận động và phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta ?

Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Xu hướng vận động và phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta gắn liền với các đặc điểm sau : Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc sang thành nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Do nền kinh tế nước ta có cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội thấp kém. Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, không có khả năng cạnh tranh. Hầu như không có đội ngũ nhà doanh nghiệp có tầm cỡ. Thu nhập của người làm công ăn lương và nông dân thấp kém, sức mua hàng hoá của xã hội và dân cư thấp nên nhu cầu tăng chậm, dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế. Các biểu hiện trên một mặt phản ánh trình độ thấp kém về dung lượng cung cầu hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Mặt khác nó cũng tạo ra áp lực buộc chúng ta phải vượt qua thực trạng đó và đưa nền kinh tế phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần: Tiếp cận đặc điểm này của kinh tế hàng hoá theo các khía cạnh sau : Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế gắn liền với sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá. Thực trạng kinh tế hàng hoá ở nước ta kém phát triển là do nhiều nhân tố, nhưng nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức không đúng dẫn đến nôn nóng xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế. Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp về nhiều mặt, có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém. Nền kinh tế hàng hoá chịu tác động của sự thay đổi cơ cấu ngành theo hướng nền kinh tế dịch vụ phát triển nhanh chóng. Đặc điểm này gắn liền với hai khía cạnh sau : + Nó đảm bảo cho mọi người, mọi doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tế nào cũng đều được tự do kinh doanh theo pháp luật, được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp. + Các chủ thể kinh tế đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ, hợp tác, cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật. Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở” giữa nước ta với các nước trên thế giới : Sự ra đời nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã làm cho thị trường dân tộc hoạt động trong sự gắn bó với thị trường thế giới. Nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu “mở” ra đời bắt nguồn từ quy luật phân bố và phát triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và thế mạnh giữa các nước. Nền kinh tế hàng hoá theo cơ cấu “mở”, thích ứng với chiến lược thị trường “hướng ngoại”. Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước : Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nhà nước : Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước với bản chất vốn có của nó, lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và trọng yếu nên trở thành nhân tố kinh tế bảo đảm cho kinh tế hàng hoá của các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính hiện thực của vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nhà nước chỉ được khẳng định khi nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Vai trò quản lý của nhà nước, nhân tố đảm bảo cho định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế hàng hoá : Sự phát triển kinh tế hàng hoá bên cạnh mặt tích cực, đem lại sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao của nó, mặt khác nó không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về mặt xã hội như : phá sản, khủng hoảng, tàn phá môi trường ... Những khuyết tật này cần phải có sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Nền kinh tế hàng hoá giữa các nước , ngoài sự khác nhau về trình độ phát triển và sự phân phối lợi ích kinh tế giữa các tầng lớp dân cư do kinh tế đem lại nhằm mục đích gì? có lợi cho ai? Còn có sự khác nhau không kém phần quan trọng là ở trình độ quản lý theo cơ chế thị trường của nhà nước. Nước ta do chịu ảnh hưởng lâu ngày cuả cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu , bao cấp... Nên vai trò quản lý của nhà nước ta là nhân tố đảm\ bảo cho định hướng XHCN của kinh tế hàng hoá.Một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, chuyển sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao đòi hỏi nhà nước phải sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp luật, tài chính, tiền tệ, tín dụng ... Mặt khác phải tạo ra môi trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo cho sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội.