Sinh viên nghèo muốn vay tiền đi học Đh phải làm thế nào?

tôi là sinh viên nghèo,tôi cần vay Ngân hàng 1 khoản tiền theo từng học kì.Tôi phải làm thế nào để đơn giản nhất
Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Theo các hướng dẫn, SV có hoàn cảnh khó khăn là SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. SV là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của hộ gia đình, thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tiêu chuẩn nghèo hiện này đang áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Trong đó, các hộ ở khu vực nông thôn thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/năm) và ở khu vực thành thị thì thu nhập bình quân đầu người từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/năm) trở xuống được xem là hộ nghèo. Bên cạnh đó, SV là con trong hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cũng được xếp vào diện hoàn cảnh khó khăn được xem xét cho vay vốn. Theo hướng dẫn của NHCSXH, tất cả SV có hoàn cảnh khó khăn theo quy định được theo học và đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong nước có thời gian đào tạo từ một năm trở lên đều thuộc diện nay vốn. Tuy nhiên, các SV thuộc diện được vay nhưng nếu bị xử phạt từ mức hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là học sinh, SV đang bị các trường học kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên... sẽ không được hưởng ưu đãi. Để được vay vốn tại NHCSXH SV phải có đủ các điều kiện: đang sinh sống trong hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi NHCSXH cho vay và đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đào tạo có thời gian đào tạo từ một năm trở lên. SV phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về hoàn cảnh khó khăn. Hộ gia đình là người đại diện cho học sinh, SV trực tiếp vay vốn, trả nợ NHCSXH và có nghĩa vụ trả nợ. Theo qui định, người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống, được Tổ bình xét cho vay lập thành danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn và phải có sự xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hộ gia đình chưa là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống thì phải gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn. Sau đó phải được Tổ tiết kiệm họp kết nạp thành viên mới và lập danh sách thành viên bổ sung có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã để gửi NHCSXH mới có thể thực hiện các thủ tục vay vốn. [b]Các thủ tục và thời hạn cho vay[/b] Khi người vay có nhu cầu vay vốn cho con em đi học đại học, gia đình cần liên hệ với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã để được gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi cư trú. Sau đó, người vay viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng, kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ sẽ họp bình xét và tổng hợp danh sách vay vốn, sau đó Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt. Riêng đối với trường hợp học sinh, SV có hoàn cảnh khó khăn là độc thân, thì được làm thủ tục vay vốn tại chi nhánh NHCSXH hoặc phòng giao dịch tại nơi học sinh, SV đó đang theo học tại trường đào tạo. Hiện nay, mức cho vay tối đa để chi phí học tập cho một học sinh, SV theo quy định của NHCSXH là 300.000 đồng/tháng (3.000.000 đồng/năm). Trường hợp học sinh, SV thuộc diện được miễn, giảm học phí theo chế độ thì vẫn được vay theo mức tối đa. Tuy nhiên, mức này có thể sẽ được thay đổi trong thời gian tới. Thời hạn cho vay tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, SV kết thúc khoá học, kể cả thời gian nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập. Người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay. Tuy nhiên, lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Ngoài việc giải ngân lần đầu khi ký kết vay, NHCSXH sẽ thực hiện giải ngân một năm 2 lần vào đầu các kỳ học. Số tiền giải ngân từng lần do người vay và NHCSXH thoả thuận nhưng tổng số tiền giải ngân trong năm không vượt quá số tiền được cho vay tối đa một năm học của một SV. Các yêu cầu về trả nợ Về thời gian trả nợ, được tính từ ngày học sinh, SV kết thúc khoá học cho đến khi người vay trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và Ngân hàng Chính sách thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng thời hạn trả nợ tối đa không được vượt quá thời hạn vay tiền trên đây. Cụ thể, SV được vay trong thời gian học ở trường là 3 năm thì thời hạn trả nợ tối đa là 3 năm. Như vậy, thời hạn cho vay tối đa là được vay vốn 3 năm + thời hạn trả nợ 3 năm = 6 năm. Trường hợp một hộ gia đình vay vốn để chi phí học tập cho nhiều SV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng học sinh, SV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo người có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất. Về trả nợ, đối với nợ gốc, khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay, cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do Ngân hàng và người vay thoả thuận. Người vay phải trả nợ gốc lần đầu tiên trong thời gian 6 tháng kể từ ngày học sinh, SV kết thúc khoá học. Tuy nhiên, nếu đến kỳ trả nợ mà người vay chưa trả được nợ thì chuyển trả vào kỳ hạn tiếp theo. Trong khi đó, lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Số tiền lãi, kể cả số lãi phát sinh trong thời hạn phát tiền vay, NHCSXH thoả thuận với người vay trả theo định kỳ tháng, quý trong thời hạn trả nợ. Lần thu lãi đầu tiên là trong 6 tháng kể từ ngày học sinh, SV ra trường. Tuy nhiên, nếu đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, nếu người vay chưa có khả năng trả nợ đầy đủ do nguyên nhân khách quan, thì được Ngân hàng Chính sách xem xét cho gia hạn nợ thêm một khoảng thời gian nữa. Khoảng thời gian cho gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ đã thoả thuận khi vay.