doducngoc
Trả lời 15 năm trước
Cho trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó quyết định trực tiếp tới sự phát triển mọi mặt của trẻ trong tương lai. Dưới đây là những sai lầm cơ bản thường gặp khi cho trẻ ăn dặm:
1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ do yêu cầu công việc nên đã tập cho con ăn dặm từ tháng thứ 3, 4. Điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển về sau của trẻ.
Sữa mẹ là loại thức ăn không thể thay thế trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu, chưa có khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn cho dù là mềm nhất. Vì vậy, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 5,6 tháng đầu. Việc tập cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu từ tháng thứ 7.
2. Thức ăn của trẻ càng phong phú càng tốt
Đây là ý nghĩ rất sai lầm. Nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, thức ăn phải phong phú, đa đạng. Bữa ăn của trẻ phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên.
Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo có trong một số loại thực phẩm. Thức ăn không tiêu hoá được có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe của trẻ.
Hãy lựa chọn cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hoá, có nhiều chất sơ. Các thành phần trong thức ăn gần tương đương với các thành phần có trong sữa mẹ. Tránh các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất đạm.
Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng những món ăn một thành phần để theo dõi và thử nghiệm phản ứng của cơ thể trẻ với các loại thức ăn đó.
3. Trẻ tự biết cơ thể mình cần gì
Những món ăn trẻ thích và thường xuyên được đáp ứng hoàn toàn không đồng nghĩa với việc trẻ tự biết cơ thể mình đang thiếu những dưỡng chất gì. Trên thực tế, hệ tiêu hoá của trẻ chỉ có khả năng tiêu hoá được một số loại thực phẩm nhất định. Điều này liên quan trực tiếp tới sự cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể trẻ.
Những đồ ăn có phẩm màu hoặc mùi thơm chỉ thu hút được sự tò mò của trẻ chứ không phải là những món ăn mà cơ thể trẻ đang cần.
4. Chỉ cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích
Trẻ khi sinh ra đã có khả năng phân biệt được 4 vị cơ bản: mặn, ngọt, đắng và chua. Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ thường có chiều hướng thiên về 1 loại thức ăn nhất định (thường là thức ăn có vị ngọt). Nếu bạn chiều theo ý trẻ, chỉ cho ăn những loại thức ăn mà trẻ thích có thể gây nên hiện tượng mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, thậm chí có thể gây trướng bụng hoặc ỉa chảy dài ngày.
Khẩu vị của trẻ được quyết định ngay từ giai đoạn ăn dặm. Do vậy, hãy biết cân bằng các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn của trẻ. Khi muốn đưa thêm một loại thực phẩm mới vào bữa ăn cho trẻ, tập cho trẻ ăn từ 8 - 10 lần và kiên trì theo khối lượng từ ít đến nhiều.